Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Nghi vấn có đánh đập, lừa dối khi lấy lời khai truy xét ?

Nghi vấn có đánh đập, lừa dối khi lấy lời khai truy xét ?

Chính sách & Pháp luật
Thứ năm, 30/1/2014 9:26 GMT+7
Bài viết tiếp theo phản ánh vụ Công an vây bắt bạc bị đánh trọng thương ở Hải Phòng.

Sau khi nhận các tài liệu, đồ vật vụ việc nổ 06 phát súng tại xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ từ Đồn Biên phòng về để điều tra, ngày hôm sau, công an đã gọi (bằng điện thoại, hoặc nhờ người nhắn tin) một số người lên làm việc tới quá nửa đêm mới được thả về. Và họ đã phản ánh với cơ quan báo chí nhiều điều khó ngờ về quy trình nghiệp vụ được hỏi có đánh bạc không tại đây...?!

Mong sao lần sau gọi lên sẽ không bị đánh?!

Đơn cử như anh V. V. Q. khi tiếp xúc cơ quan báo chí vẫn đang bị sốt và hai cổ tay thì thâm đen, sưng phồng, anh Q.bức xúc cho biết, khoảng 7 giờ tối (19 giờ - PV) ngày 23/1/2014- sau một ngày xảy ra việc có tiếng súng nổ tại xí nghiệp, tôi được mời lên công an xã, đợi đến 22 giờ thì có hai người xuống bảo lên tuyến trên làm việc. Tại tuyến trên, tôi được một người hỏi là ở dưới thủy sản có đánh bạc không, và ở đấy ai cầm cái. Tôi trả lời tôi không biết gì về cờ bạc cả.

Tôi làm loa đài ở trên này. Thế là người hỏi lấy còng số tám ra, và ... quá đau, tôi bảo: "Thế này thì thà đánh chết đi cho rồi". Người này bảo: Đánh mày chết để ông đi tù à, ngu thế? Khoảng 12 đêm, họ tháo còng số 8 xuống bảo tôi ký vào một tờ giấy trắng cùng một bản ghi lời khai do người này viết rồi bảo tôi ký vào, tôi có đọc nhưng do bị treo tay ngược lên lơ lửng trong vòng 02 giờ nên tôi bị choáng nên đã ký mà không biết họ viết gì. Sau đó, tôi được đưa lên tầng 2 viết tờ trình là có bị công an đánh, và có thương tích bên bàn tay trái ... Rồi họ thả cho tôi về, lúc đó khoảng 0 giờ 40 phút. (tường trình có bị công an đánh chứ không phải là tường trình không bị công an đánh).

Khi về nhà, suốt cả ngày 25/1/2014, tôi bị ốm sốt không ăn được cơm. Trong người ê ẩm, mệt mỏi. Hai bàn tay còn thương tích.


Biên bản tường trình của anh V.V.Q

Những người trên tôi chưa tiện nêu tên cụ thể cũng như diễn biến việc bị hỏi từ 22 giờ đến gần 01 giờ sáng ngày hôm sau có bị đánh chửi, ép buộc như thế nào lúc này, nhưng tôi sẽ viết trực tiếp và ký tên nêu những nội dung trên gửi nhà báo làm bằng. Tôi cam đoan là lời khai tôi viết là đúng sự thật, sai tôi hoàn chịu trách nhiệm.
Tôi chỉ mong sao lần sau nếu có mời tôi lên thì đừng đối xử với tôi như đã làm, kẻo bị đánh đau quá lời khai của tôi sẽ không chính xác.

Đánh đập, ép cung là phạm tội

Thực tế, trong dân gian có câu đúc kết không chính thức truyền miệng nhiều người biết về cách lấy lời khai, đó là “phi đả bất thành cung”. Tức là không đánh thì không thành bản cung.

Luật sư Lê Thị Oanh – Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, cách hiểu như trên là lệch lạc và trái pháp luật. Bởi xét về bản chất, pháp luật nước ta là pháp luật của nhà nước dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ, quyền con người. Việc đánh đập người nào đó để lấy lời khai vì bất cứ lý do gì, trong bất cứ giai đoạn nào dù là tiền tố tụng, hay trong giai đoạn tố tụng đều phạm vào “ Tội bức cung” – Điều 299 Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất đến 10 năm.

+) Phóng viên: Thưa Luật sư, việc gọi điện thoại, nhờ bảo lên cơ quan công an rồi mới cho người được yêu cầu lên biết sẽ lấy lời khai về việc gì là đúng hay sai? Việc lấy lời khai vào lúc nửa đêm như anh Q.nêu liệu có đúng luật?

-Luật sư L.T.O: Cách mời như trên là sai. Đây cũng không phải là trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nên lấy lời khai vào lúc nửa đêm là không đúng pháp luật. Nếu xảy ra việc mời lấy lời khai như trên, người dân nên yêu cầu giấy mời và yêu cầu hẹn làm việc trong giờ hành chính mới đúng.

+) Phóng viên: Vậy lời khai của những người bị đánh mà khai không đúng sự thật thì có giá trị pháp lý? Hậu quả của nó như thế nào?

-Luật sư L.T.O: Tốt nhất là biết sao khai vậy, không nên vì bất cứ lý do gì mà khai sai, vu vạ cho người khác. Như ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Vì bị đánh đau quá, ông Chấn đã khai sai, tự nhận tội “Giết người” theo yêu cầu của cán bộ điều tra. Kết quả là ông Chấn đã phải tù oan 10 năm, may mà nhờ có bố là liệt sỹ nên mới thoát án tử hình. Còn nhiều người lấy lời khai sai thời đó cũng phải trả giá vì hành vi sai phạm của mình chứ cũng không dấu được.

+) Phóng viên: Xin cảm ơn Luật sư!

Anh Q. chỉ là một trong những người bị mời lên hỏi chuyện có việc đánh bạc tại xí nghiệp Đình Vũ hay không mà phóng viên tiếp xúc. Qua nội dung phản ánh của họ có vẻ nhưng họ đã bị đánh khi lấy lời khai, ép phải thừa nhận có/nhìn thấy việc đánh bạc tại xí nghiệp này. Chúng tôi đã quay Clip và yêu cầu họ viết lại nội dung trình bày, đồng thời ký tên, điểm chỉ vào lời trình bày của mình để có căn cứ vững chắc cho bài viết của mình.
 

Box: Điều 299. Tội bức cung 

1. Người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Kim Kiều

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

KHÔNG PHẢI CỨ MUỐN LÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ!

Không phải cứ muốn là trở thành người thi hành công vụ!

Chính sách & Pháp luật
Thứ ba, 28/1/2014 17:14 GMT+7
Bài viết tiếp theo phản ánh vụ Công an vây bắt bạc bị đánh trọng thương ở Hải Phòng.
http://tamnhin.net/ChinhsachPhapluat/29106/Khong-phai-cu-muon-la-tro-thanh-nguoi-thi-hanh-cong-vu-.html

Ông Vũ Văn Kết - giám đốc xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ

Giám đốc xí nghiệp Đình Vũ khẳng định “không có chuyện chửi bới, đánh trọng thương” các chiến sĩ 

Những ngày qua ông Vũ Văn Kết (43 tuổi - Giám đốc xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ) – người bị coi là đã chửi bới, kích động khoảng 20 con bạc chống lại 03 chiến sỹ công an huyện Tiên Lãng đi bắt bạc đã gửi đơn lên nhiều cơ quan chức năng đề nghị làm rõ thông tin trên. 

Ông Kết cho biết, đúng là có việc nổ súng tại xí nghiệp, nên chúng tôi buộc phải đề nghị niêm vỏ đạn bắn tại xí nghiệp là do súng nào bắn ra, chứ không phải cơ quan chức năng yêu cầu trước. Mục đích của việc này là chúng tôi cẩn thận để làm rõ nhằm tránh việc nghi ngờ tại xí nghiệp có người tàng trữ trái phép vũ khí.


Đơn đề nghị cải chính thông tin của ông Kết

Ông  Kết giải thích: “Các trang thông tin đưa tin tôi chửi bới các chiến sĩ công an, nhưng tôi tự tin khẳng định tôi không chửi bới, thóa mạ và lao vào đánh các chiến sĩ ngày hôm đó. Vì nếu có băng ghi hình lại cảnh bắt bạc với những phát ngôn trực tiếp và hành động đánh người như đã nêu thì tôi đã bị đưa lên cơ quan công an ngay trong đêm đó rồi”.

 Mặt khác, trong tất cả các khách mời, nhân viên của tôi ngày tất niên hôm đó qua rà soát mọi người đều đang ở nhà. Tuy nhiên, khi biết thông tin có 3 chiến sỹ đi dẹp việc đánh bạc được cho là xảy ra tại xí nghiệp Đình Vũ bị đánh “dã man, trọng thương”, dù chưa biết độ chính xác đến đâu tôi đã nhờ người nhà đi hỏi xem các chiến sỹ nằm điều trị ở đâu để đến thăm hỏi sức khỏe. 

Song đáng tiếc là tôi cũng chưa biết được các chiến sỹ này nằm điều trị ở đâu nữa. Không những vậy, đến giờ phút này (28/1/2014), chưa có một cơ quan nào đến cơ quan tôi để xác minh thông tin về việc đánh bạc và chống người thi hành công vụ như một số thông tin nêu tôi là người tổ chức, kích động, khiến sự việc cứ rối tinh lên.

Sự việc đang rơi vào im lặng, ai là người chịu thiệt thòi?

Thế nhưng, các cụ xưa có câu “không có lửa làm sao có khói”, nếu không có một tý gì về việc đuổi đánh thì liệu có việc thông tin cho người không làm được không? 

Tamnhin.net đã phỏng vấn Luật sư Lê Thị Oanh – Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nội thì được Luật sư cho rằng: Các cụ nói cũng có lý. Nhưng với công nghệ hiện đại ngày nay việc tạo ra khói trên sân khấu, kỹ sảo điện ảnh còn mù mịt, kỳ ảo hơn khói thật bốc lên từ đám cháy gấp hàng trăm lần mà có phải là thật đâu. Là giả đấy chứ. Vì vậy, nếu chỉ nhìn khói mà cho là có lửa cháy là không chắc mà phải phân tích các dữ kiện của nó để tìm ra bản chất sự việc.


Luật sư Lê Thị Oanh

+) Phóng viên: Thế nhưng, vụ việc này trong biên bản vụ việc ban đầu do Đồn Biên phòng và công an xã lập ra, thì có tiếng súng, có người mặc quần áo màu xanh và có người làm tại xí nghiệp đuổi theo đấy chứ? Giả sử đúng là ba chiến sỹ công an mà thông tin cho rằng đi vây bắt bạc bị đánh trọng thương thì sao? Lúc này xí nghiệp phải chịu trách nhiệm chứ? 

-Luật sư Lê Thị Oanh: Mọi hành vi chống người thi hành công vụ về mặt nguyên tắc đều phải xử lý. Tuy nhiên, để xác định hành vi chống đối có phải là chống người thi hành công vụ, lại phải xác định rõ xem người đó có phải đang thực thi công vụ không? Việc thực thi công vụ này phải là công vụ có thật và đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. 

Tức là đảm bảo về mặt nội dung cũng như hình thức. Nếu anh đang thực thi công vụ mà không đúng trình tự, thủ tục, các bước pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện để thực thi công vụ đó, thì cũng không được coi là đang thi hành công vụ. Lúc này nếu người thực thi công vụ sai quy trình đó bị chống đối thì hành vi chống đối này không bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ. 

Trở lại với vụ việc cụ thể phóng viên hỏi, giả sử 03 chiến sỹ này có tên trong danh sách phân công đi bắt bạc thật, nhưng khi thi hành công vụ buộc chiến sỹ mặc thường phục, không đeo thẻ, đội mũ ngành phải xưng danh, rút thẻ chứng minh mình là công an đang thi hành công vụ để yêu cầu các đối tượng đứng yên, không được chống đối thì mới đúng. 

Nếu anh vào cơ quan người ta mà lén lút, không xuất trình giấy tờ, không xưng danh là Công an đang làm nhiệm vụ thì những người trong Xí nghiệp không thể biết đó là người đang thi hành công vụ để hợp tác. Và khi bị đuổi đánh, ra khu văn phòng bảo vệ hỏi các chiến sỹ vẫn bỏ chạy không xưng danh, xuất trình giấy tờ thì không thể nói là thi hành công vụ với người dân được. Vì sai quy trình thực hiện công vụ rồi. Trường hợp này không may mà bị đánh thì cố mà chịu, không bắt đền người dân được đâu. Nếu cố dùng quyền lực ép dân là lạm quyền và sai pháp luật.

Phóng viên: Xin cảm ơn Luật sư! 

Kim Kiều

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Hé lộ bí ẩn vụ 3 công an bị con bạc đánh trọng thương ở Hải Phòng

Hé lộ bí ẩn vụ 3 công an bị con bạc đánh trọng thương ở Hải Phòng

 http://tamnhin.net/ChinhsachPhapluat/29097/He-lo-bi-an-vu-3-cong-an-bi-con-bac-danh-trong-thuong-o-Hai-Phong.html#.UuYsxPuLhpg

Chính sách & Pháp luật Pháp luật
Thứ hai, 27/1/2014 14:52 GMT+7

Những ngày qua dư luận ở Hải Phòng rất quan tâm đến thông tin có 03 chiến sĩ công an ở huyện Tiên Lãng ập vào bắt chiếu bạc dưới hình thức xóc đĩa.



Ông Vũ Văn Kết (Giám đốc Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ)
đang trình bày với cơ quan báo chí

Câu chuyện “dậy sóng” dư luận 

Có khoảng 20 đối tượng giữa đầm nuôi tôm của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ tham gia chiếu bạc. Ngay khi các chiến sĩ công ập vào đã bị giám đốc xí nghiệp là ông Vũ Văn Kết (43 tuổi, trú tại Tiên Lãng) chửi bới. Sau đó các con bạc đã dùng gậy gộc, xẻng lao vào đánh trả, chống cự với các chiến sĩ . 

Để giải vây, một chiến sỹ đã bắn thị uy 6 viên đạn (theo quy định thì chỉ được bắn 3 viên), cộng với 06 chiến sỹ khác tới ứng cứu, khống chế các đối tượng mới thoát ra ngoài được. 

Hiện công an đang tạm giữ 4 đối tượng, và chưa tiết lộ danh tính để phục vụ công tác điều tra. Đồng thời tiến hành khởi tố  các đối tượng về tội đánh bạc và chống người thi hành công vụ. 

Thông tin ‘chưa xác thực”

Những ngày qua có rất nhiều trang mạng đưa tin và ảnh tang vật là tiền, bộ bài tây dùng để đánh bạc và khoảng hai chục đối tượng bị cảnh sát cơ động bắt giữ đang ngồi quay mặt vào tường.


Luật sư Lê Thị Oanh

Luật sư Lê Thị Oanh – Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, vốn được đào tạo kiến thức báo chí chính quy tại Học viện Báo chí – Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh nên khi đọc các bài viết của các trang mạng tôi thấy “hở” rất nhiều:

Ví dụ như bài báo đăng theo nguồn tin từ lãnh đạo công an thành phố Hải Phòng nhưng không ghi người nào là nguồn tin không được đảm bảo. Bởi theo quy chế cung cấp thông tin cho báo chí của Thủ tưởng Chính phủ thì người cung cấp tin từ Công an Hải Phòng có phải là người phát ngôn của cơ quan. Nếu không phải thì thông tin sẽ không được chấp nhận và không chính xác.

Ngoài ra, tin đưa việc tổ chức đánh bạc là hình thức xóc đĩa, nhưng ảnh đăng tang vật lại là chiếu bạc có tiền và sử dụng hình thức đánh bạc là bài Tây. Quá trình bắt các con bạc rất manh động – khoảng 20 người mà chỉ có 09 chiến sỹ nhưng ảnh lại là 02 cảnh sát cơ động đứng cạnh một số người. Như vậy là thông tin đã không đúng với hình ảnh. Mà “một bức ảnh báo chí có giá trị còn hơn ngàn lời nói”. Tôi thấy là bức ảnh đăng theo bài đã tố cáo lời đưa tin là đúng hay sai rồi.

Thấy cần kiểm tra thông tin, phóng viên Tamnhin.net đã về địa phương thì được nhiều người dân cung cấp thông tin có phần trái chiều bởi hôm đó 22/1/2014 xí nghiệp này tổ chức tất niên có khoảng 200 người tới dự chứ không phải là 30 người. Xí nghiệp bắc rạp trên sân, lối vào duy nhất của xí nghiệp diện tích khoảng 150m2 thuê nhạc sống về ca hát, nhảy múa đến khuya. 

Đặc biệt khi sự việc xảy ra, cơ quan chức năng đến lập biên bản vụ việc, thu niêm phong 06 vỏ đạn, và giữ hiện trường  chỉ có 3 chiến sỹ công an đi bắt bạc. Đáng lưu ý hơn là đồn biên phòng Vinh Quang nằm ngay sát “nách” xí nghiệp và công an xã Tiên Hưng.


Biên bản vụ việc

Theo biên bản hiện trường vụ việc thì vào khoảng 22h45 phút ngày 22/1/2014 khi lãnh đạo công ty đang nghỉ trong phòng làm việc thì nghe tiếng súng nổ ở khu vực ngoài nhà để xe. Bảo vệ chạy ra sân thì thấy 3 bóng người (2 mặc quần áo dân sự, 1 mặc quần áo màu xanh) đang bỏ chạy tại khu vực bể nước, công nhân phía trong khu văn phòng hô “cướp, cướp”. Bảo vệ liền hô “đứng lại” nhưng 3 người không dừng mà chạy qua rạp ra ngoài đường lên taxi bỏ đi.

Được biết, sau khi lập các biên bản, Đồn Biên phòng và công an xã đã điện thoại báo cho công an huyện tới hiện trường. Và mãi đến 02 giờ ngày 23/1/2014 công an huyện mới có mặt tại hiện trường nhận bàn giao các tài liệu, đồ vật từ Đồn Biên phòng để phục vụ công tác điều tra. 

Kim Vận Kiều