Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam Dương là không đúng pháp luật

Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam Dương là không đúng pháp luật 
17:15 | 25/12/2013
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=627857
(ĐCSVN) – Cần xem xét việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Mai Nam Dương không đúng pháp luật có phải là do năng lực yếu kém hay có phải do "chạy chọt"? Và nếu cứ tiếp diễn tình trạng này thì rất có thể sẽ là điều kiện cho tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng nghiêm trọng hơn.

Sự kiện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 7/12 ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Mai Nam Dương - nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng, lái xe tông chết một người và làm bị thương ba người thời gian qua đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Theo VKSND TP Đà Lạt, ông Mai Nam Dương tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường cho các nạn nhân hơn 01 tỷ đồng, đặc biệt được bị hại bãi nại, nên VKSND TP đã ra các quyết định trên

 Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Báo tuổi trẻ).

Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là sai luật

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật sư Huỳnh Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, hành vi của ông Mai Nam Dương điều khiển xe ô tô khi đã sử dụng rượu, bia gây tai nạn làm chết 01 người, bị thương nặng 3 người, hỏng 3 xe máy đã vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả rất nghiêm trọng (hoặc đặc biệt nghiêm trọng), được quy định tại Khoản 2 (hoặc Khoản 3) Điều 202 Bộ Luật Hình sự, (tùy thuộc vào kết quả giám định thương tật của 3 nạn nhân bị thương nặng, thiệt hại về tài sản - theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Dẫn quy định tại Khoản 1, Điều 105 Bộ Luật tố tụng hình sự, những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ Luật Hình sự (BLHS) chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, luật sư Huỳnh Nam cũng chỉ rõ, hành vi vi phạm giao thông của ông Dương thuộc trường hợp quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự nên không thuộc trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại theo Điều 105 BLHS nêu trên. Do vậy, việc khởi tố ông Dương theo Điều 202 BLHS về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là có căn cứ.
Luật sư Huỳnh Nam phân tích: Việc miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 25 BLHS được áp dụng khi quá trình điều tra, truy tố, xét xử, do chuyển biến của tình hình, hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Hoặc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm hay khi có quyết định đại xá.
Tuy nhiên, trong vụ án này, ông Dương không tự thú trước khi hành vi bị phát giác, không thuộc trường hợp đại xá, tình hình tội phạm về trật tự an toàn giao giao thông không có sự thay đổi gì để cho rằng hành vi uống rượu bia rồi lái xe ô tô gây chết 1 người, làm bị thương nhiều người và thiệt hại về tài sản của họ là hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Vì vậy, hành vi phạm tội của ông Dương không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Việc ông Dương đã bồi thường cho các nạn nhân được hơn 1 tỷ đồng và họ có đơn xin bãi nại cũng chỉ được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự khi vụ án được đưa ra xét xử. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) gửi thông báo tới cơ quan điều tra về việc đình chỉ vụ án vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Mai Nam Dương, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng là không đúng quy định pháp luật.
Ở một diễn biến khác, trước đó, khi họp báo công bố quyết định khởi tố ông Mai Nam Dương về tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ, Công an TP Đà Lạt đã thông báo kết quả điều tra, theo đó ông Dương đã không làm chủ tốc độ, không chú ý quan sát và có uống rượu, bia trước khi điều khiển ôtô, nồng độ cồn đo được của ông Dương là 0,644 miligam/lít khí thở, gấp 2,5 lần mức qui định (0,25 miligam/1 lít khí thở).
Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn luật sư (LĐLS) Việt Nam, Chủ nhiệm LĐLS Hà Nội cho rằng căn cứ theo các tình tiết mà báo chí đã phản ánh, cùng với kết luận của cơ quan điều tra thì trong trường hợp này, nếu cơ quan điều tra giám định nồng độ cồn trong máu của ông Dương vượt quá mức quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, ông Dương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và có thể bị áp dụng điểm b và đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Nguyễn Chiến, quyết định của VKSND TP Đà Lạt là không đúng với quy định tại điều 25 Bộ luật Hình sự và do đó cũng không đúng quy định tại điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự. Đây không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (khoản 2 điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự) nên việc bãi nại của những người bị hại trong vụ án này không thể là căn cứ đình chỉ vụ án. Trong vụ án này, người có hành vi phạm tội đã gây tai nạn làm chết người và ba người bị thương nặng, hậu quả rất nghiêm trọng.
Hơn nữa, luật sư Nguyễn Chiến cũng chỉ rõ, trong khi hiện nay Chính phủ chủ trương tìm mọi cách để giảm tai nạn giao thông thì không thể xem hành vi trên là không còn nguy hiểm cho xã hội. Hành vi lái xe khi sử dụng rượu bia vượt quá mức cho phép, chạy xe tốc độ cao vi phạm luật giao thông gây tai nạn làm chết người là hành vi rất nguy hiểm. Trong vụ án này có thể xác định có hai tình tiết định khung, đó là: có nồng độ cồn đo được tại thời điểm gây tai nạn vượt ngưỡng cho phép 0,644 miligam/lít khí thở; làm chết một người và làm ba người khác bị thương nặng kèm theo tài sản của người bị hại cũng bị thiệt hại lớn. Như vậy, căn cứ Nghị quyết Số: 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự thì Hậu quả của vụ án này là rất nghiêm trọng.
Luật sư Nguyễn Chiến phân tích: Theo quy định tại khoản 2 Điều 202 BLHS thì người phạm tội có thể bị phạt tù tới 10 năm, thuộc loại tội rất nghiêm trọng. Đối với những trường hợp này, thực tiễn xét xử thường là xử án giam chứ không được cho hưởng án treo thì mới có tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, luật sư cũng cho biết, khi quyết định hình phạt, Tòa án còn xem xét cân nhắc cả tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như nhân thân, điều kiện hoàn cảnh của bị cáo để quyết định có thể áp dụng Điều 60 BLHS hay không. Song, điều kiện để áp dụng điều 60 BLHS thì mức án tuyên đối với bị cáo không vượt quá 3 năm tù.
Việc ông Dương tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân và bị hại có đơn bãi nại chỉ được coi là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 BLHS và nếu có ít nhất từ 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì Tòa án chỉ có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định theo Điều 47 BLHS chứ không thể áp dụng để đình chỉ vụ án và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với bị can.
Cần có cách phân tích đánh giá khách quan đối với hành vi phạm tội, người phạm tội 

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã quy định "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Nói về vấn đề này, bác Lê Văn Thanh, một cán bộ về hưu ngành tòa án tại Hà Nội cũng bức xúc nói: Nếu những người có tiền và quyền cứ vi phạm pháp luật rồi sau đó tiến hành "tích cực đền bù" để "được bãi nại" thì công bằng xã hội ở đâu?. Ở đây, theo bác Thanh, hành vi phạm tội của ông Dương là rất rõ ràng. Việc VKSND TP Đà Lạt không truy tố ông Dương trong trường hợp này là hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Đồng thời, cần phải xem xét và khởi tố người ra quyết định đình chỉ vụ án về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
Về phía VKSNDTC, trong một diễn biến mới nhất khi trao đổi với phóng viên của Báo cũng cho biết, Viện đã có văn bản yêu cầu Viện KSND TP Đà Lạt tiến hành truy tố theo đúng quy định của pháp luật.
Đây chỉ là một trong nhiều vụ án dư luận quan tâm bởi hiện nay tình trạng các vụ vi phạm giao thông gây tai nạn nghiêm trọng không được đưa ra xử lý trước pháp luật vì người gây tai nạn đã bồi thường cho bị hại tương tự như vụ việc này là khá nhiều. Trên thực tế, việc thỏa thuận bồi thường thiệt hại sẽ có lợi cho cả hai phía, phía nạn nhân thường sẽ có ngay một khoản tiền theo yêu cầu để bù đắp, khắc phục phần nào hậu quả đã xảy ra, đổi lại, phía người gây tai nạn sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định, nhiều trường hợp còn được “miễn trách nhiệm hình sự” như vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, nếu cứ để tình trạng “miễn trách nhiệm hình sự” không đúng pháp luật như vậy tiếp diễn thì cũng có thể sẽ là điều kiện cho tình trạng vi phạm và mất an toàn giao thông gia tăng nghiêm trọng hơn.
Từ vụ án này, theo luật sư Nguyễn Chiến, thiết nghĩ, VKSNDTC cần chỉ đạo xác minh làm rõ lý do VKSND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định đình chỉ vụ án vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Mai Nam Dương không đúng luật là do năng lực hay vì động cơ mục đích khác, để từ đó rút kinh nghiệm trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hay là xử lý trách nhiệm theo đúng quy định đối với người ra quyết định trái pháp luật tùy theo mức độ lỗi đã được xác định.
Mặt khác, các cơ quan tố tụng cần có cách phân tích đánh giá khách quan đối với hành vi phạm tội, người phạm tội để xem xét, xử lý giải quyết vụ việc một cách nghiêm túc, thận trọng trong việc giải quyết vụ án trên cơ sở pháp luật, áp dụng pháp luật, không làm oan người vô tội nhưng cũng không được bỏ lọt tội phạm hoặc có những hành vi bao che, dung túng cho người phạm tội. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu cải cách, đổi mới và nâng cao hiêu quả hoạt động của hệ thống tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh./.
Các từ khóa theo tin:
Thu Hằng

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Lật lại hồ sơ vụ án Lương Thị Kim Lan phạm tội “Giết người” ở Hà Nội: Hiện trường không có thật?

Lật lại hồ sơ vụ án Lương Thị Kim Lan phạm tội “Giết người” ở Hà Nội: Hiện trường không có thật?

Chính sách & Pháp luật Pháp luật
Thứ hai, 23/12/2013 7:47 GMT+7
Nhân chứng không xác định được, hiện trường không có thật, đường ảo và người đàn bà bị chồng đốt cháy, bị cáo đang đòi nhà mà bị hại đang ở, có dấu hiệu điều tra chưa khách quan, toàn diện ... là những gì mà Phóng viên Tamnhin.net đã đi điều tra và phát hiện ra sự bất hợp lý của vụ án trên.

Đâm anh trai, phi xe như “điên” nhằm giết người

Theo cáo trạng số 350/CT-VKS-P1A ngày 6/8/2013 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thì vào khoảng 11h30 ngày 15/11/2013, tại khu vực bốt điện trước cửa nhà văn hóa thôn Hòe Thị - xã Xuân Phương- huyện Từ Liêm, đã xảy ra cuộc cãi vã giữa Lương Thị Kim Lan (trú tại khu đô thị Văn Quán – Hà Đông) và Lương Đình Tuấn và Lương Đình Lâm (trú tại 92 Quang Trung – Hà Đông) là anh và em trai của Lan. Nguyên nhân được cho là do Lan muốn chuyển mộ bố về nghĩa trang Vạn Phúc – Hà Đông, trong khi Tuấn và Lâm lại muốn để mộ ở Nghĩa trang Ngọc Mạch – xã Xuân Phương.

Khi Tuấn và Lâm định lao vào đánh Lan thì Lan bảo người lái xe ô tô của mình đưa chìa khóa xe để Lan đi. Khi Lan lùi xe để quay đầu xe đi ra UBND xã thì xe của Lan va vào xe máy của Tuấn va Lâm làm đổ xe. Tuấn liền chạy tới dùng thân người chặn xe không cho Lan đi. Thấy vậy, Lan không dừng lại mà cho xe đâm thẳng vào người Tuấn, buộc Tuấn phải nhảy lên nóc capô xe của Lan, hai tay bám vào cần gạt nước và cần ăng ten và nằm sấp trên nóc ca pô. Lan chạy xe rất nhanh ra đường UBND xã Xuân Phương đi ra đường 70 (đường tỉnh lộ). Khi xe của Lan chạy qua cửa nhà chị Phượng trú tại xóm Hòa Thị - xã Xuân Phương thì va vào xe máy của chị Phượng. Lan tiếp tục điều khiển xe ô tô đi về hướng UBND xã, rồi rẽ trái ra đường 70 thì tạt vào đầu xe máy của anh Sơn (anh Sơn này do nhân chứng duy nhất đuổi theo xe, và bắt xe Lan dừng lại nêu tên, địa chỉ - PV) làm anh Sơn mất lái lao vào hàng rào ven đường. 


Ngã ba rẽ trái từ đường nhà văn hóa sang đường liên xã có chợ


Vòng xuyến nhà hàng Vạn Hoa tại vòng xuyến Lê Đức Thọ - Trần Hữu Dực


ảnh trên bản đồ hai đường Lê Quang Đạo và Hoàng Đạo Thúy là cách xa nhau

Sau đó, Lan điều khiển xe chạy rất nhanh khoảng 50-60km ra hướng đại lộ Thăng Long. Cùng lúc này anh Nguyễn Đức Thắng – trú tại thôn Hòe Thị đang đi xe máy cùng chiều với xe của Lan thấy cảnh tượng trên, cho rằng xe Lan gây tai nạn rồi bỏ chạy nên đã đuổi theo yêu cầu dừng lại mà còn chèn ép vào xe anh Thắng không cho vượt lên, rồi vượt xe tải, va vào cây nhưng Lan vẫn chạy nhanh, lạng lách, đánh võng, phanh gấp để hất anh Tuấn rơi khỏi nắp ca pô. Anh Tuấn hoảng sợ nằm áp sát vào capô, chân đạp vào khe nắp capô, hai tay bám chặt vào cần gạt nước và cần ăngten nên không bị ngã.

Khi Lan điều khiển xe đến khu vực vòng xuyến trước cửa hàng Vạn Hoa trên đường Lê Quang Đạo – Hoàng Đạo Thúy, anh Thắng vượt lên trước nhờ một người lái xe ép xe của Lan vào vòng xuyến, buộc xe Lan phải dưng lại. Anh Thắng và một số người dân chặn xe của Lan yêu cầu xuống xe nhưng Lan không chịu mà lùi xe định đi tiếp, buộc người dân phải xì lốp xe, báo công an huyện đến bắt giữ.

Ngày 22/11/2013, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Từ Liêm xác định hiện trường gây án: kết quả xác định độ dài từ bốt điện thoại nhà văn hóa thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội đến khách sạn Crow đường Lê Đức Thị - đường Lê Quang Đạo là 09km.

Với hành vi “dã man” cố ý giết người đến cùng nhưng bị hại không chết là ngoài ý muốn của Lan, cáo trạng truy tố Lương Thị Kim Lan với mức thích đáng ở khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự tội danh “giết người” với “tính chất côn đồ”. Đây là nội dung cáo trạng và cũng là nội dung của vụ án mà một số báo bạn dự phiên tòa, hoặc lấy tài liệu từ nguồn tin khác nêu trong thời gian qua.

Dựng lại hiện trường siêu vô lý

Cáo trạng nêu, quá trình điều tra, Lương Thị Kim Lan không khai nhận hành vi phạm tội. Nhưng căn cứ vào lời khai của bị hại, lời khai của nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám xét dấu vết xe ô tô và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội của Lan.

Tuy nhiên, nếu ai tinh ý đọc cáo trạng miêu tả ở trên đã có thể thấy có hai hiện trường đường đi khác nhau của quá trình bị cáo Lương Thị Kim Lan lái xe. Vì chỗ thì nói là bắt đầu từ bốt điện nhà văn hóa thôn Hòe Thị, chỗ lại nói là từ bốt điện nhà văn hóa Ngọc Mạch. Trong khi giở trên bản đồ du lịch Hà Nội tỷ lệ 1: 25.000.000 thì hai nhà văn hóa này là cách xa nhau. Phóng viên đã tới xã Xuân Phương tìm hiểu thì thực tế không có nhà văn hóa nào tên là nhà văn hóa thôn Hòe Thị cả mà chỉ có Nhà văn hóa thôn Hòe Thị 1 (Hòe Thị một) và một số nhà văn hóa xóm tên khác. Hai nhà văn hóa này cách xa nhau và không có bốt điện thoại nào đặt tại nhà văn hóa cả.

Cũng tại bản đồ Hà Nội và Phóng viên cũng đi thực địa thì không có đường bùng binh (vòng xuyến) nào đặt giữa ngã tư giao cắt của đường Lê Quang Đạo – Hoàng Đạo Thúy. Hai đường này ở hai quận, huyện khác nhau (Từ Liêm và Cầu Giấy) và cách xa nhau qua một đoạn đường dài. Muốn đi từ Lê Quang Đạo sang Hoàng Đạo Thúy phải qua Đại lộ Thăng Long và đường Trần Duy Hưng.

Đồng thời, Phóng viên tìm mãi trong danh sách các danh nhân đất Việt thì không thấy có ai tên là Lê Đức Thị. Chính vì vậy tại bản đồ cũng không thấy có tên đường này. Đi thực địa thì thấy, chỉ có đường Lê Quang Đạo nối dài với đường Lê Đức Thọ tại Khu liên hiệp thể thao Quốc gia. Và tất nhiên cũng không thấy con đường nào mang tên Lê Đức Thị.

Còn vòng xuyến tại nhà hàng Vạn Hoa ở đường Lê Quang Đạo – Hoàng Đạo Thúy thì như đã nói ở trên vòng xuyến này là không có thật vì hai con đường này không bao giờ giao nhau để tạo thành vòng xuyến nên cũng không thể có nhà hàng Vạn Hoa ở đây được. Thực tế nhà hàng Vạn Hoa nằm ở vòng xuyến đường Lê Đức Thọ và đường Trần Hữu Dực. Khách sạn Crow cũng không nằm ở vòng xuyến Lê Quang Đạo – Lê Đức Thọ mà chỉ nằm trên đường Lê Đức Thọ mà thôi.

Theo lời khai thì Lan chạy va vào xe máy của chị Phượng ở thôn Hòa Thị, nhưng tại xã Xuân Phương không có thôn Hòa Thị để Lan có thể lái xe đi qua. Đoạn đường từ nhà văn hóa thôn Hòe Thị 1 ra đường liên xã có trụ ở UBND xã chỉ là đoạn ngắn khoảng 50m và gần chợ, có đông người qua lại. Những nhà dân hai bên đường liên xã đều mở cửa hiệu bán hàng, tấp nập người qua lại. Đi qua UBND xã, Công an xã, và các cơ quan khác của xã đều bám trên trục đường này... đến ngã tư Canh là ra đường tỉnh lộ 70 (cách nhà văn hóa thôn Hòe Thị 1 khoảng 400m). Tại ngã tư này cửa hàng cũng san sát mặt phố thị có nhiều xe ôm đứng chờ khách chứ không có hàng rào nào cả, nên việc cho rằng tại vị trí này có hàng rào để anh Sơn bị Lan tạt xe vào phải lao vào hàng rào là không thể có.

Đi trên đường tỉnh lộ 70 khoảng 400m nữa là gặp đường rẽ từ nhà văn hóa thôn Ngọc Mạch ra đường tỉnh lộ 70. Như vậy, giả thiết như cáo trạng nêu, Lan lái xe từ nhà văn hóa thôn Ngọc Mạch đi về phía UBND xã thì phải đi quay ngược lại, chứ không thể có việc vừa quay lại UBND xã vừa điều khiển xe theo hướng Đại lộ Thăng Long được. 

Đồng thời trên tất cả các đoạn đường kể từ nhà văn hóa thôn Ngọc Mạch hay nhà văn hóa thôn Hòe Thị 1 ra đường tỉnh lộ 70 và trên suốt quãng đường tỉnh lộ 70 qua cầu Ngà theo quan sát của Phóng viên thì có chợ, nhà cửa san sát, cửa hàng rất nhiều, người xe đi lại rất đông cả ngày dù là 11, 12h trưa, lại đi qua cơ quan công an xã.

Luật sư Lê Thị Oanh – Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nộ cho rằng: Như hiện trường Phóng viên điều tra, có thể thấy nếu có trường hợp Lan lái xe lạng lách, đánh võng trên nắp ca pô có Tuấn nằm kêu cứu thì chắc chắc xe Lan không thể chạy xa đến vậy mà chỉ có duy nhất mình Thắng đuổi theo làm nhân chứng được. Mặt khác, cũng không ai có hình ảnh chụp Tuấn ngồi, nằm trên nắp capô xe của Lan dù là phạm tội quả tang. Điều này cho thấy cũng không nên loại trừ khả năng – nếu có diễn biến xảy ra thì Thắng và Tuấn đi xe máy theo xe của Lan bỏ chạy, đến ngã tư nào đó rồi hai người ép xe ô tô vào vòng xuyến, xì lốp xe, khống chế Lan trong xe và gọi công an đến để diễn hành vi giả?”.

Duy Thưởng

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Lật lại hồ sơ vụ án Lương Thị Kim Lan phạm tội “Giết người” ở Hà Nội: Cần trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Lật lại hồ sơ vụ án Lương Thị Kim Lan phạm tội “Giết người” ở Hà Nội: Cần trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Chính sách & Pháp luậtPháp luật
Thứ tư, 18/12/2013 20:10 GMT+7
Mặc dù, đã hai lần TAND TP. Hà Nội phải trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung về vụ án “Lương Thị Kim Lan phạm tội “Giết người” vì cho rằng căn cứ chưa rõ ràng, thế nhưng không hiểu lý do gì mà Kiểm sát viên (VKSND TP Hà Nội) vẫn cố tình “ngâm” hồ sơ lại, không trả cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung?
Theo như cáo buộc của VKSND TP Hà Nội thì nội dung của vụ án thể hiện: Vào 11h30 ngày 15/11/2012, do mâu thuẫn giữa các anh em trong gia đình dẫn đến xô xát, Lương Kim Lan – SN 1967, HKTT phố Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, HN đã dùng ô tô đâm thẳng vào anh Lương Đình Tuấn (anh trai của Lan), buộc Tuấn phải nhảy lên nóc capô của xe, rồi Lan cho xe chạy với tốc độ cao 50 -60km/h trên quãng đường dài 9km, lạng lách, đánh võng để hất Tuấn xuống đường nhằm giết chết anh Tuấn nhưng Tuấn không bị ngã là ngoài ý muốn chủ quan của Lan. Do đó, Lan bị truy tố về tội “Giết người” với tình tiết tăng nặng là hành vi côn đồ theo điểm n Khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự với mức hình phạt cao nhất là tử hình.






Cáo trạng và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND TP Hà Nội
Tuy nhiên, trong toàn bộ quá trình điều tra cũng như xét xử tại phiên tòa, Lan không thừa nhận việc đâm xe vào Tuấn mà khẳng định: Do bị Tuấn và Lương Đình Lâm (em trai Lan) dùng mũ bảo hiểm lao vào đánh, chửi bới, đe dọa sẽ giết chết Lan, làm cho hoảng sợ nên phải chui vào xe để tránh và chạy. Sau đó, Tuấn tự nhảy lên capo để không cho Lan đi, Lan chỉ lái xe với tốc độ chậm, không lạng lách, không nhằm hất Tuấn xuống đường mà chỉ đi để tìm đồn Công an nhờ họ can thiệp. Bên cạnh đó, việc xe của Lan bị móp méo là do Tuấn, Lâm đập phá mà nên.
Là nhân chứng của vụ án, ông Lương Đình Tiến - SN 1955, trú phòng 208 CT4A Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội (anh trai của bị cáo Lan, cũng là anh trai của Tuấn và Lâm) cho biết: Ông cùng với anh Soạn (người cùng thôn) là người có mặt tại hiện trường và người chứng kiến rõ việc Tuấn và Lâm chặn xe Lan, dùng mũ bảo hiểm đánh, chửi, đe dọa: “Giết chết con Lan”. Khi Lan vào xe trốn, Tuấn và Lâm lấy xe máy chặn hai đầu xe, Tuấn ngồi lên nắp capo dùng mũ bảo hiểm đập kính xe, đập vào thành xe. Lan sợ hãi lái đi thì Tuấn không xuống mà cứ ngồi trên nắp capo tiếp tục đe dọa. Bản thân Tuấn cũng có lời khai tại Cơ quan điều tra ngày 11/3/2013 rằng khi quay lại thấy xe tiến sát thì ghé mông ngồi lên nóc capo chứ không phải Lan cố tình đâm thẳng xe vào người Tuấn. Như vậy, thực chất của vụ việc là do Tuấn tự nhảy lên, chứ không như bản cáo trạng nêu.
Luật sư Huỳnh Phương Nam – Trưởng Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho hay: Việc trả lại hồ sơ của Tòa án nhân dân TP Hà Nội để điều tra bổ sung là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ tài liệu trong hồ sơ thể hiện:
Theo Bản cáo trạng mô tả thì, Tuấn nhảy lên nắp capô, nằm sấp áp bụng vào nắp capô, một tay bám cột ăng ten, một tay bám cần gạt nước. Tuy nhiên, ngày 11/3/2013, Tuấn lại khai sau khi ghé mông ngồi lên nóc capô, tay phải Tuấn vẫn cầm điện thoại, tay trái bám vào ăng ten trên nóc xe, toàn thân áp vào mặt kính trước, hai chân đạp vào vỏ xe phía chân kính để làm điểm tựa. Còn Lâm lại khai tại Cơ quan điều tra ngày 15/11/2012 rằng Tuấn vẫn ngồi trên nắp capô trong suốt quãng đường Lan cho xe chạy  khoảng 50m thì va chạm với xe máy ở trên đường, nhưng Tuấn vẫn ngồi trên nóc capô.
Dựa vào các lời khai trên, cho thấy sự mâu thuẫn giữa nội dung của cáo trạng và sự mô tả của Tuấn và Lâm về tư thế của Tuấn trên nắp capô, không có việc Tuấn nằm sấp trên nắp capô mà thực tế Tuấn vẫn ung dung ngồi trên nắp capô trong suốt quãng đường 50m từ trong thôn ra đường, và sau đó tiếp tục ngồi như vậy.
Thêm nữa căn cứ chứng minh Lan lái xe chạy nhanh, lạng lách nhằm mục đích hất Tuấn xuống đường còn yếu. Vì cáo trạng xác định về thời gian xảy ra sự việc là vào lúc 11h30’ ngày 15/11/2012 và Biên bản bắt giữ Lan lập tại Công an huyện Từ Liêm là vào 11h40’ cùng ngày. Khoảng thời gian ít ỏi (10 phút) này là thời gian xảy ra xô xát giữa Lan với các anh em mình, sau đó Lan lên xe lái tiến lùi, vòng ra đường, khi đến vòng xuyến Mỹ Đình thì bị giữ xe, rồi xe kéo của Công an đưa về Công an huyện Từ Liêm lập biên bản. Quãng đường từ bãi đất Nhà văn hóa thôn Ngọc Mạch đến vòng xuyến  Mỹ Đình (gần nhà hàng Vạn Hoa) được Cơ quan điều tra đo là 9km.
Căn cứ lời khai của Tuấn thì, thời gian Lan chạy xe từ Nhà văn hóa thôn ra đường 70 đi mất khoảng 3 phút, còn từ vòng xuyến về đến Công an huyện Từ Liêm hết 3 phút. Như vậy quãng đường 9km Lan phải đi trong vòng 4 phút thì phải chạy với tốc độ trung bình là 135km/h. Trong khi đó, Lan phải lái xe trong tình trạng bị người của Tuấn che khuất tầm nhìn (Tuấn khai đứng dạng chân vào khe nắp capo) chạy suốt 9 km được không mà không gây tai nạn cho bất kỳ ai trên đường (không có vụ tai nạn nào được ghi nhận)?
Cũng theo cáo buộc thì, sau khi qua Cầu Ngà, Lan cho xe vượt xe tải chở cát, chạy nhanh 50-60km/h, lạng lách phanh gấp, đánh võng để Tuấn rơi khỏi xe ô tô, anh Tuấn hoảng sợ nằm áp vào capô, đạp chân vào khe nắp capô, hai tay bám chặt cần gạt nước và cần ăng ten để không bị ngã.
Luật sư Nam đặt câu hỏi, với chiếc xe Getz thì không thể hiểu Tuấn nằm trên xe kiểu gì? Nếu Tuấn nằm trên nắp capô mà đạp chân vào khe nắp capô tức là đầu phải chúc về phía mũi xe, chúc xuống đất. Nhưng Tuấn lại bám vào gạt nước, mà gạt nước lại sát ngay khe nắp capô, tức là Tuấn nằm cong như con tôm túm lấy gạt nước ngay sát chân mình? Nhưng anh Tuấn lại được mô tả tay cũng nắm lại ăng ten, mà ăng ten lại ở trên nóc xe thì tay của Tuấn phải dài mấy mét để khi mà nằm trên nắp capo lại túm được cả ăng ten?
Rõ ràng, việc mô tả này là không thực tế, không mô tả được chính xác tư thế của Tuấn khi ở trên nắp capô xe do Lan lái với tốc độ được kết luận là 50-60 km/h. Và nếu với thời gian 4 phút thì phải là 135km/h, liệu với tốc độ này, một tay còn vừa cầm điện thoại vừa gọi 113 suốt quãng đường, vừa bám vào gạt nước, ăng ten thì Tuấn có thể còn an toàn để mà khai báo như vậy được không? Thế nhưng, vấn đề này đã không được trả hồ sơ để thực nghiệm điều tra để làm rõ.
Ngoài những vết bẹp, xước trên xe của Lan thì có nhiều dấu vết có màu xanh, trắng, đỏ. Việc xác định các dấu vết này là rất quan trọng để xác định Lan có lạng lách, đánh võng nhằm hất Tuấn xuống như Cáo trạng quy kết để bị coi là “Giết người” không? Mặt khác, nếu đó là vết mũ bảo hiểm của Tuấn, Lâm thì đó cũng là căn cứ để xem xét trách nhiệm của Tuấn và Lâm, đồng thời miễn trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho Lan trong vụ án này. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra cũng không trưng cầu giám định các vết đó là do va chạm với vật gì: ô tô, xe máy, cây cối hay gạch, đá hay vết sơ trên mũ bảo hiểm do Tuấn, Lâm đập vào? Như vậy thì không có cơ sở để kết luận Lan lái xe lạng lách và vào gốc cây bên đường nhằm giết Tuấn như Cáo trạng nêu. Đây cũng là vấn đề mà Tòa án đã yêu cầu làm rõ trong lần trả hồ sơ lần thứ nhất vào ngày 20/9/2013.
Một điểm bất thường nữa là trong vụ án xuất hiện nhân chứng không có thật là anh Sơn do Thắng khai và kết luận điều tra cùng cáo trạng lấy làm căn cứ cho rằng: Sơn là người cùng thôn với anh Nguyễn Đắc Thắng đi ăn cưới về cũng bị Lan tạt xe ô tô, trên nóc capo lúc đó có Tuấn khiến xe của Sơn phải lao xuống rệ đường tránh, lại là nhân chứng không có thật. Vì chính VKS và Công an đã đến công an xã Xuân Phương để xác minh nhưng không có ai tên Sơn biết sự việc trên cả.
Chính vì những mâu thuẫn và các căn cứ chưa đủ tin cậy, vững chắc để kết tội Lương Thị Kim Lan phạm tội giết người, nên ngày 26/11/2013, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm vụ án lại phải trả hồ sơ, yêu cầu điều tra, làm rõ những vấn đề trên.

Duy Thưởng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

CHUYỆN BUỒN 'THÁNG CỦ MẬT'

Chuyện buồn "tháng củ mật"

Thứ Ba, 10/12/2013 14:58

(PL&XH) Khoảng thời gian cuối năm, hành vi trộm cắp thường có chiều hướng phức tạp hơn. Những chuyện buồn trong "tháng củ mật" vì thế cũng có... xu hướng gia tăng.

Ngọc Chi (1989, nhân viên văn phòng) vừa gặp chuyện bực bội khi chiếc xe LX của cô bị xước hết đầu xe. Chi nói: "Tôi gửi xe ở dưới hầm. Lúc lấy xe thì xe bị xước rất nhiều. Ai đó đã làm vậy chỉ để lấy đi... cái nút chỉnh đồng hồ. Tôi cảm thấy rất bực".


Chi đem câu chuyện đăng lên trang cá nhân của mình trên mạng xã hội và nhận được nhiều chia sẻ của bạn bè theo hướng: -Tháng củ mật, của đi thay người... Chuyện bực bội của Ngọc Chi không phải là câu chuyện cá biệt trong "tháng củ mật". Khoảng thời gian cuối năm, hành vi trộm cắp thường có chiều hướng phức tạp hơn. Những chuyện buồn trong "tháng củ mật" vì thế cũng có... xu hướng gia tăng.

Khoảng thời gian cuối năm, hành vi trộm cắp thường có chiều hướng phức tạp hơn. (Ảnh minh hoạ)

Cũng liên quan đến xe cộ, Đỗ Nam (1989, sinh viên) khi gửi xe ở nhà gửi xe của trường đã bị lấy cắp mũ bảo hiểm. Nam bảo: "Mũ bảo hiểm có giá trị không lớn nhưng tôi đã mất nhiều lần và rất bực. Có lần vì bị lấy cắp mũ mà tôi phải đi xe không đội mũ bảo hiểm và bị công an xử phạt. Tôi cứ nghĩ gửi xe trong sân trường thì sẽ an toàn vì toàn là sinh viên với nhau, đều là những người được học hành cả".

Những chuyện mất mát dịp cuối năm, nhiều người có thể thở phào và tự an ủi rằng: của đi thay người. Nhưng, cũng có những trường hợp bị cướp giật trên đường dẫn đến tai nạn.

Phương Anh (1987, dược sĩ) chia sẻ về chuyện bị cướp giật: -Tuần trước, tôi đang lái xe ở phố Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm) thì có hai người đi xe máy giật lấy túi xách của tôi. Bất ngờ quá nên tôi bị ngã theo xe. Chống tay xuống mặt đường nên bị bong gân. Giờ vẫn chưa hết đau". Phương Anh vừa xoa xoa tay vừa than.

Phương Anh nói: -Sau vụ việc đó về sau có đi đường thì tôi để túi xách trong cốp xe cho an toàn. Cuối năm rồi càng nên cẩn thận".

Liên quan đến hành vi trộm cắp tài sản, trả lời phỏng vấn báo PL&XH, Ths, Luật sư Huỳnh Phương Nam, Trưởng văn phòng luật sư Huỳnh Nam, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết ý kiến về vụ "hôi bia" đang làm "nóng" dư luận thời gian gần đây. Theo Luật sư Nam: "Về khía cạnh pháp lý, những người này đã có hành vi chiếm đoạt bia - tức là chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, qua clip và các bài báo thì thấy tùy từng người mà có hành vi khác nhau khi tham gia chiếm đoạt và việc xử lý trách nhiệm pháp lý phải cụ thể đối với từng người có hành vi vi phạm.

Theo đó, nếu họ lấy bia một cách lén lút, không để cho người lái xe biết thì đó là có dấu hiệu của Tội trộm cắp tài sản, được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự; nếu họ dọa cho lái xe sợ để lấy thì đó là dấu hiệu của Tội cưỡng đoạt tài sản, được quy định tại Điều 135 BLHS; nếu đánh hoặc dọa đánh ngay để lấy bia thì là dấu hiệu của Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 BLHS; còn nếu họ cứ xông vào lấy trước sự chứng kiến của lái xe mà anh ta không thể làm gì được thì có thể là dấu hiệu của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 137 BLHS;… Đối với những người chiếm được tài sản tuy không thuộc các trường hợp trên nhưng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mà không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì có dấu hiệu của Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 141 BLHS.

Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền lại phải chứng minh được mỗi người tham gia có hành vi cụ thể nào trên đây, một số trường hợp phải chứng minh được giá trị tài sản mà họ chiếm đoạt được thì mới có căn cứ để xử lý họ trước pháp luật.



Tại sao lại gọi là "tháng củ mật"?

Xưa kia các cụ gọi tháng chạp là “tháng củ mật” bởi tháng ấy nhiều trộm đạo, mọi người (nhất là các tuần đinh) phải củ soát cẩn mật. Xét cho cùng cũng vì đói mà đầu gối phải bò.

(Tên nhân vật đã được thay đổi)

Đỗ An

 


Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư Hà Nội nhiệm kỳ IX thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư Hà Nội nhiệm kỳ IX thành công tốt đẹp


(VBF) - Trong hai ngày (23 - 24/11) vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ IX (2013 - 2018). Tham dự và chỉ đạo Đại hội, về phía lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) có: Luật sư Lê Thúc Anh - Bí thư Đảng đoàn, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương, Chủ tịch LĐLSVN; Luật sư Nguyễn Văn Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLSVN; Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký LĐLSVN.
alt
Lãnh đạo LĐLSVN tại Đại hội

     Với 2.141 luật sư thành viên hoạt động tại 842 tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư TP. Hà Nội là một trong 2 Đoàn luật sư trên cả nước có số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư nhiều nhất. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong nhiệm kỳ qua (2008 - 2013), Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã thực hiện tổng cộng 36.565 dịch vụ pháp lý, trong đó đáng chú ý đã có hơn 9 nghìn vụ việc là tư vấn cho các đối tượng người nghèo, chính sách và trợ giúp pháp lý. Về tranh tụng, các luật sư của Đoàn luôn xác định là lĩnh vực hoạt động chính và đã thực hiện gần 7 nghìn vụ việc tố tụng vụ án hình sự và vụ việc dân sự… Bên cạnh đó, Đoàn luật sư TP. Hà Nội còn luôn chú trọng đến hoạt động xây dựng, tuyên truyền và phổ biến pháp luật; quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư và đã tổ chức nhiều khóa học về Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư với hàng trăm lượt luật sư tham gia; bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các luật sư thành viên….
alt
Quang cảnh Đại hội

    Sau hai ngày làm việc với tinh thần sôi nổi, trách nhiệm, các nội dung chương trình của Đại hội đã được thực hiện thành công, đúng như Đề án và Kế hoạch ban đầu. Đại hội đã bầu ra Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ IX với 13 thành viên, Luật sư Nguyễn Văn Chiến giữ chức Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội; Hội đồng khen thưởng kỷ luật gồm 15 thành viên và các đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ 2.
alt
Từ trái qua: Luật sư Nguyễn Văn Chiến và Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ (Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ VIII)

* Danh sách Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ IX
(theo vần A, B, C)

1. LS Nguyễn Thị Quỳnh Anh
2. LS Lê Đức Bính
3. LS Nguyễn Văn Chiến (Chủ nhiệm)
4. LS Đào Ngọc Chuyền
5. LS Hoàng Huy Được
6. LS Nguyễn Tiến Lập
7. LS Huỳnh Phương Nam
8. LS Nguyễn Thị Hằng Nga
9. LS Trương Nhật Quang
10. LS Lê Trung Sơn
11. LS Nguyễn Thị Kim Thanh
12. LS Nguyễn Huy Thiệp
13. LS Trần Đình Triển

 Danh sách Hội đồng khen thưởng kỷ luật Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhiệm kỳ IX
(theo vần A, B, C)

1. LS Nguyễn Mai Anh
2. LS Phạm Thanh Bình
3. LS Hoàng Ngọc Biên
4. LS Lê Minh Công
5. LS Lê Thị Ngân Giang
6. LS Nguyễn Văn Hà
7. LS Trần Vũ Hải
8. LS Chu Văn Khang
9. LS Đào Ngọc Lý
10. LS Nguyễn Xuân San
11. LS Nguyễn Quang Sơn
12. LS Trần Văn Sơn
13. LS Hoàng Ngọc Thành
14. LS Nguyễn Hoàng Tiến
15. LS Lê Đăng Tùng
Bảo Hương

Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ IX (2013-2018)

 Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ IX (2013-2018)
Ông Lê Hồng Sơn- Thứ trưởng Bộ Tư pháp tặng hoa chúc mừng Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội
nhiệm kỳ IX (2013-2018)

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

“Kẽ hở” khiến quyền người bị tạm giam bị “xà xẻo”





“Kẽ hở” khiến quyền người bị tạm giam bị “xà xẻo”



“Kẽ hở” khiến quyền người bị tạm giam bị “xà xẻo”
(PLO) - Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam đã bị “xà xẻo” ngay từ khi họ bị bắt bởi những “kẽ hở” của pháp luật.
Vẫn tại cái lỗi... chung chung
Với qui định “phải thông báo ngay” nhưng không qui định là bao lâu kể từ thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt nên dù tắc trách hay vì lý do nào đó mà cán bộ điều tra không “thông báo ngay” cho gia đình người bị bắt về việc bắt giữ thì cán bộ điều tra cũng hoàn toàn không có vi phạm. Trong khi đó, gia đình người bị tạm giữ, tạm giam càng chậm nhận được thông báo về việc bắt giữ thì người bị tạm giữ, tạm giam càng bị thiệt thòi cả về vật chất, tinh thần và quyền được trợ giúp pháp lý, bào chữa. 
Xét về mọi góc độ, quyền biết thông tin về việc bắt người của gia đình người bị bắt là để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người bị bắt. Các quyền và nghĩa vụ đó rất rộng, bao gồm việc thăm thân, mời LS bào chữa, giúp khắc phục hậu quả, kể cả việc cung cấp chứng cứ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền... với mục đích giúp đỡ người thân của họ về mặt tinh thần cũng như vật chất trong hoàn cảnh bị tạm giữ, tạm giam. 
Tuy nhiên, Luật sư (LS) Huỳnh Phương Nam (Văn phòng LS Huỳnh Nam, Đoàn LS TP.Hà Nội) nhận thấy, thông báo về việc bắt người này trong thực tế các vụ án lại không giống nhau hoặc không được thực hiện đầy đủ, thậm chí hầu như không có gì chứng minh được gia đình người bị bắt đã nhận được thông báo này. Trong một số trường hợp, có một lý do được đưa ra để biện minh cho việc cơ quan chức năng không gửi thông báo bắt giữ đến gia đình người bị bắt là “để giữ tiếng cho gia đình”. Song với LS.Lê Quốc Đạt (Công ty Luật Trí Tuệ ở Hà Nội) “đã bắt công khai thì lý do này là vô lý”. 
Khổ trăm đường vì không thực hiện đúng luật
Thực tế, rất nhiều trường hợp gia đình người bị tạm giam bỗng nhiên thấy người thân “biến mất”, không biết cơ quan nào bắt, vì sao lại bắt và nếu biết thì cũng không biết bị tạm giam ở đâu. Chính LS Huỳnh Phương Nam đã từng phải “vào Nam, ra Bắc” mới biết chính xác nơi thân chủ của mình đang bị tạm giam để báo cho gia đình thân chủ biết liên hệ thăm nuôi. Trong cả quá trình “đi tìm” thân chủ, LS đã phải “lần mò” qua từng cơ quan điều tra, nhiều lần gửi Công văn và có lúc gần như mất hy vọng vì không nhận được hồi âm của cơ quan chức năng. 
Từ đó cho thấy, do không được thông báo lệnh bắt giữ theo qui định pháp luật mà không chỉ người nhà của người bị tạm giam mà cả LS là người được pháp luật trao cho quyền bào chữa cũng phải rất vất vả khắc phục thiếu sót của cơ quan chức năng. Hậu quả là quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam bị ảnh hưởng ngay từ khi họ “chạm trán” với các thủ tục tố tụng, kể cả khi người bị bắt không thuộc nhóm tội liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia.
Vì vậy, xem xét bổ sung các qui định để khắc phục tình trạng tùy tiện như trên trong việc thông báo bắt giữ cũng là một giải pháp để hoàn thiện qui định về quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam và bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

QUYỀN THĂM THÂN CỦA NGƯỜI BỊ GIAM, GIỮ: Nhiều thủ tục, thiếu cơ chế thực thi

12/10/2013 - 07:00
QUYỀN THĂM THÂN CỦA NGƯỜI BỊ GIAM, GIỮ
Nhiều thủ tục, thiếu cơ chế thực thi

Nhiều tiêu cực khi người thân muốn thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ.

Khi bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ điều tra thì các quyền con người cơ bản vẫn phải được đảm bảo và tôn trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền thăm thân - một quyền cơ bản của người bị tạm giữ, tạm giam vẫn chưa được quy định cụ thể và chưa được đảm bảo thực thi trên thực tế. Kết quả cuộc khảo sát thực trạng thực hiện quyền thăm thân do nhóm nghiên cứu độc lập của Văn phòng luật sư NHQuang và cộng sự phối hợp với các chuyên gia thuộc khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển giới thiệu trong buổi tọa đàm ngày 11-10 nêu.
Bắt người nhưng không thông báo cho gia đình
Điều 89 Bộ luật TTHS 2003 quy định quyền thăm thân rất sơ sài: “Chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của CP”. Và các quy định của Chính phủ (Nghị định 89/1998; Nghị định 98/2002 và Thông tư 08/2001 của Bộ Công an) quy định quyền này rất chung chung, tùy nghi, dẫn tới nhiều bất cập khi thi hành trên thực tế.

Người dân làm thủ tục thăm nuôi tại một trại tạm giam tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Chẳng hạn, thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được thông tin đầy đủ về việc bắt, giữ người thân của mình nhưng khảo sát cho thấy: Chỉ có 24,5% người nhà của can phạm cho biết họ được “thông báo ngay”; “không thông báo” là 28,6%. Số còn lại là nhận được tin báo chậm, thậm chí không được thông báo.
Kết quả khảo sát ở nhóm luật sư và cán bộ tiến hành tố tụng cũng cho kết quả tương đồng: Chỉ 4,4% luật sư cho rằng có “thông báo ngay”. Và trong tám cán bộ tố tụng được hỏi chỉ một có đánh giá như vậy.
Trường hợp gia đình nhận được thông báo thì thông tin cũng không đầy đủ, không hề có thông tin hỗ trợ cho việc thăm thân (không ghi nơi tạm giam, tạm giữ).
Luật sư Huỳnh Phương Nam (Hà Nội) cho biết có rất nhiều ví dụ về những khó khăn mà thân nhân người bị tạm giam, tạm giữ phải trải qua. “Có trường hợp một sĩ quan công an ở Hà Nội bị bắt mà gia đình không hề biết. Họ nói với tôi là: “Nghe nói cơ quan an ninh bắt”. Tôi phải dò hỏi, mất nhiều thời gian mới biết địa chỉ cơ quan thụ lý”.
Thủ tục phức tạp…
Thủ tục xin phép thăm thân cũng vô cùng phức tạp và thiếu thống nhất. Mặc dù một nửa số cán bộ tố tụng được hỏi nói hồ sơ xin phép chỉ cần giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, song có tới 43% thân nhân nói là họ không nhớ nổi phải mang theo giấy tờ gì. Và 40,8% cho biết mỗi lần xin phép lại được yêu cầu giấy tờ hồ sơ khác nhau. Đây cũng là ý kiến của gần 55% số luật sư được hỏi.
Thời gian tiêu tốn cho thủ tục cũng không rõ ràng. Chỉ có 20% thân nhân cho biết là họ từng được cho phép thăm gặp ngay hoặc trong vòng ba ngày sau nộp đơn. Trong khi đó trên 61% luật sư và 3/4 cán bộ tố tụng trả lời là không thể xác định được. Còn khi bị từ chối cấp phép thăm thân, chỉ 18,3% thân nhân cho biết là họ có được giải thích lý do.
Theo quy định hiện hành, người bị tạm giữ, tạm giam chỉ được gửi/nhận thư khi được cơ quan đang thụ lý cho phép. Tuy nhiên, thực tế có 11% luật sư cho biết vẫn có trường hợp được liên lạc điện thoại, 6,1% thân nhân cũng xác nhận có hình thức liên lạc này.
… Dễ tiêu cực, tham nhũng
Vấn đề đáng lo ngại là quyền thăm thân trong thực tế bị hạn chế rất nhiều, dẫn tới nhũng nhiễu, tham nhũng. Luật sư Lê Quốc Đại cho biết các thân chủ mà ông tiếp xúc đều nói là phải chi tiền mới được liên lạc, gửi quà cho người nhà đang bị tạm giam.
Mang tới tọa đàm trải nghiệm thực tế, chị Huyền - có mẹ là bị can trong một vụ án kể: “Mẹ tôi bị bắt, cả nhà đôn đáo tìm hiểu xin thăm hỏi mà không được. Mất cả tháng, bỗng tôi nhận được điện thoại của một người xưng là quản giáo nhà tạm giam. Ông ta nói là tình trạng mẹ tôi rất khó khăn, chán nản… Gia đình nên quan tâm viết thư thăm hỏi, động viên nhưng phải chi 5 triệu đồng. Khi gia đình muốn gửi đồ ăn, ông ta ra giá 5 triệu đồng. Khi muốn gặp thì bị đòi 20 triệu đồng, sau mặc cả còn 10 triệu đồng. Còn gọi điện thoại ra ngoài mất 1 triệu đồng…”.
Tương tự, chị Vân có chồng bị tạm giam kể: “Anh ấy bị phường gọi lên làm việc, sau đó bị bắt luôn. Hôm sau gia đình lên hỏi thì phường nói là bị đưa lên Công an TP Hà Nội. Đến Công an TP Hà Nội thì họ nói là đưa đi Hỏa Lò rồi… Phải một năm sau tôi mới thăm được chồng”.

Quyền thăm thân chỉ hạn chế trong trường hợp có lý do thuyết phục là việc thăm gặp sẽ gây cản trở điều tra. Khi sửa Bộ luật TTHS, cần quy định cụ thể hơn, nêu rõ các điều kiện để quyền này được thực thi và bỏ hẳn cơ chế “cấp phép” nặng tính xin-cho, dễ nảy sinh tham nhũng. Thân nhân của người bị tạm giam chỉ cần thông báo trước và tuân thủ các điều kiện luật định là được thăm, gặp.
Nên cho phép liên lạc bằng điện thoại dưới sự giám sát nội dung của nhà chức trách và cấm trại giam sử dụng chế độ thăm thân như một biện pháp chế tài với người bị tạm giam.
Nhóm nghiên cứu đề xuất
NGHĨA NHÂN

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Quyền thăm thân với người bị tạm giữ, tạm giam còn nhiều hạn chế

Quyền thăm thân với người bị tạm giữ, tạm giam còn nhiều hạn chế

(ThanhtraVietnam) – Vấn đề quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam từ trước tới nay vẫn chưa được quan tâm nhiều mặc dù nó hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam trong vụ án hình sự. Để có sự áp dụng thống nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam, việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định quyền thăm thân để bổ sung quy định vào Bộ luật Tố tụng hình sự là cần thiết.
Hiện nay, chưa có điều luật cụ thể nào định nghĩa hay giải thích về quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam và đối tượng nào được xác định là người thân của họ để có quyền thăm thân với họ.

Theo Luật sư Huỳnh Phương Nam (Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Hà Nội), có thể tạm hiểu “quyền thăm thân” trong trường hợp này là quyền của người đang trong quá trình bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, tạm giam được tiếp cận thông tin, tiếp xúc với người thân và được tiếp tế những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu của họ trong quá trình đó.

Hiện nay, các quy định về quyền thăm thân được áp dụng theo “Quy chế tạm giữ, tạm giam” theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ và đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002. Nhưng các Nghị định này đều căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992 và 2000, đến nay đã hết hiệu lực). Mặc dù hiện nay các văn bản dưới luật này vẫn đang được áp dụng nhưng đã lạc hậu vì sau đó Bộ luật Tố tụng hình sự (mới) đã được ban hành tháng 11.2003 và có hiệu lực từ 01/7/2004.

Cũng theo Luật sư Huỳnh Phương Nam, trong các quy định dưới luật này, đối tượng được thăm thân cũng không quy định là “gia đình” của người bị bắt như trong Bộ luật Tố tụng hình sự mà được gọi là “thân nhân” của người bị tạm giữ, tạm giam. Thân nhân được hiểu là người thân của họ nhưng giới hạn phạm vi đối tượng người thân đến đâu thì cũng không có quy định nào ghi rõ.

Do đó, vấn đề quyền thăm thân và đối tượng được thực hiện quyền thăm thân đối với người đang bị tạm giữ, tạm giam cần phải được quy định cụ thể hơn để việc áp dụng được thống nhất, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị tạm giữ, tạm giam.

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thông báo về việc bắt giữ cho thân nhân

Theo Báo cáo khảo sát “Thực hiện quyền thăm thân của người bị tạm giam trước khi xét xử: hiện trạng và khuyến nghị” do Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự, phối hợp với một số nhà nghiên cứu của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tiến hành, kết quả cho thấy, khi phỏng vấn các thân nhân về việc thực hiện nghĩa vụ thông báo của cơ quan điều tra thì có tỷ lệ cao các ý kiến đồng thuận cho phương án “thông báo ngay” (chiếm 24,5%) và “không thông báo” (chiếm 28,6%), số còn lại cho rằng cơ quan điều tra thực hiện việc thông báo chậm từ sau 24h đến sau 5 ngày, thậm chí không được thông báo.

Về cách thức thông báo việc bắt giữ, số đông các thân nhân và nhóm luật sư được hỏi đều xác nhận hai hình thức chủ yếu là thông báo trực tiếp cho thân nhân (30,6% của nhóm thân nhân và 41,8% của nhóm luật sư) và thông báo gián tiếp qua UBND xã, phường nơi thân nhân cư trú (28,6% của nhóm thân nhân và 37,4% của nhóm luật sư). Có 22,4% các thân nhân nói rằng đồng thời với gửi văn bản thông báo qua UBND thì cơ quan điều tra cũng gọi điện thoại thông báo cho họ về việc bắt giữ.

Thực tế cho thấy, thông thường, gia đình người bị bắt phải tự tìm hiểu bằng nhiều cách để biết được người thân của mình bị giam ở đâu để tiếp tế. Việc thông báo như vậy thường chỉ mang tính hình thức, thủ tục để đưa vào hồ sơ vụ án chứ không thực sự để người bị tạm giam được hưởng các quyền lợi chính đáng của họ.

Như vậy, việc thông báo bắt giữ cho người thân còn nhiều bất cập. Rất nhiều trường hợp, gia đình người bị tạm giam bỗng nhiên thấy người thân “biến mất”, không biết cơ quan nào bắt, nếu biết thì cũng không biết giam ở đâu. Bản thân luật sư khi được gia đình họ mời tham gia bào chữa cũng phải rất vất vả mới xác minh được người đó bị giam ở đâu để thông tin lại cho gia đình họ.

Đảm bảo quyền con người trong bắt, giam, giữ

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, nếu như việc bắt, tạm giữ, tạm giam người cần phải có căn cứ là yếu tố quan trọng đầu tiên để bảo đảm không làm oan người vô tội và cũng không hạn chế quyền tự do thân thể trong những trường hợp không thực sự cần thiết, thì việc tạm giam, tạm giữ đúng thời hạn luật định và cũng chỉ tạm giữ, tạm giam trong thời hạn thực sự cần thiết là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả của việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của những người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

Người bị tạm giam không bị tước đoạt hết, nhưng bị hạn chế về quyền công dân. Quyền thăm thân của gia đình, người thân của người đang bị tạm giam là quyền con người, cần phải quy định bằng văn bản luật mà không nên quy định bằng văn bản dưới luật. Đó là ý kiến của GS. TS Nguyễn Đăng Dung, Viện nghiên cứu Chính sách, pháp luật và phát triển.

Theo ông Vũ Việt Hùng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì có thể thấy, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định về quyền được thăm thân của phạm nhân. Đối với người bị bắt giam, bị tạm giữ, tạm giam, trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới chỉ những quy định về quyền của họ khi tham gia tố tụng, chưa quy định về quyền được thăm thân.

Thực tiễn cho thấy, đối với các vụ án rất nghiêm trọng, án đặc biệt nghiêm trọng, án do Cơ quan điều tra cấp Trung ương điều tra thì việc cho phép thăm thân là rất hạn chế, lý do duy nhất được đưa ra ở đây là để bảo đảm bí mật điều tra, tránh trường hợp thông cung… Hơn nữa, việc cho phép người bị tạm giữ, tạm giam được tại ngoại khi gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (như người thân chết, bị tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo… ) nhiều khi cũng không được thực hiện.

Do đó, để đảm bảo các quyền con người, đặc biệt là quyền được thăm thân của người bị tước tự do do vi phạm pháp luật, ông Vũ Việt Hùng cho rằng việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, trong đó có quyền được thăm thân, được gia đình, người thân chăm sóc, điều trị y tế khi ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo… trong quá trình giam giữ./.

Hoàng Minh
Địa chỉ: Trụ sở Thanh tra Chính phủ, Lô D29, Đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội





Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Luật sư bắt buộc phải bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm

Luật sư bắt buộc phải bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm

Thứ Tư, 02/10/2013 18:45
 

(PL&XH) - Dự thảo Thông tư đưa ra hai phương án, một là thời gian bắt buộc bồi dưỡng với mọi LS tổng cộng phải đảm bảo tối thiểu 10 giờ/năm. Phương án hai cũng tính theo giờ, nhưng chia theo thâm niên hành nghề LS, thấp nhất là 6 giờ/năm.

http://phapluatxahoi.vn/20131002111627579p0c1002/luat-su-bat-buoc-phai-boi-duong-nghiep-vu-hang-nam.htm
“Trong một thời gian dài, việc giám sát người tập sự hành nghề luật sư (LS) của các Đoàn LS chưa làm hết trách nhiệm, nếu không nói là có nơi không làm gì”, đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Bốn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp tại tọa đàm góp ý cho Thông tư thay thế Thông tư số 21/2010/TT-BTP về tập sự hành nghề LS, tổ chức ngày 10-9.

Cũng theo ông Bốn, việc giám sát tập sự hành nghề LS còn lỏng lẻo đến nỗi có trường hợp Đoàn LS vẫn gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra hết tập sự hành nghề đến Bộ Tư pháp, nhưng khi phỏng vấn trực tiếp người tập sự thì người tập sự còn không biết LS hướng dẫn là ai, không biết tổ chức LS nơi mình đăng ký làm được bao nhiêu vụ việc/năm… Do đó, ông Bốn cho rằng, để nâng cao hiệu quả tập sự, phải bổ sung trách nhiệm của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong hoạt động giám sát tập sự hành nghề. Bên cạnh đó, theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư thì việc cấp chứng chỉ hành nghề LS sẽ giao cho Sở Tư pháp các tỉnh, TP thực hiện, nhưng hiện tại, “bóng dáng” của Sở Tư pháp với hoạt động tập sự hành nghề LS còn khá mờ nhạt.

Để tranh tụng, tư vấn tốt hơn, các LS sẽ bắt buộc phải bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm.     Ảnh: PT

Theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 21, thời gian tập sự hành nghề LS sẽ giảm từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Người tập sự hành nghề LS được đi cùng LS hướng dẫn để gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, dân sự, và vụ án hành chính khi được người đó đồng ý. Người tập sự hành nghề LS cũng được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác khi được khách hàng đồng ý. Tuy nhiên, việc ký văn bản tư vấn lại phải do LS hướng dẫn thực hiện. Ông Nguyễn Văn Huyên, Phó GĐ Học viện Tư pháp (Hà Nội) cho rằng, cần xem lại qui định này vì có bất cập bởi nếu tư vấn bằng miệng thì xem như xong, còn tư vấn bằng văn bản thì lại phải do LS hướng dẫn ký.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư năm 2012 đã chuyển giao nhiệm vụ tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề LS cho Liên đoàn LS Việt Nam, thay vì Bộ Tư pháp, do đó, Liên đoàn LS sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra và tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề LS. Cùng với Hội đồng kiểm tra của Liên đoàn LS, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ thành lập Ban Giám sát để giám sát từ việc thành lập Hội đồng kiểm tra, tổ chức kiểm tra, tổ chức chấm điểm, phúc tra, giải quyết khiếu nại... Nếu phát hiện có hành vi vi phạm, Ban Giám sát sẽ lập biên bản và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra  tập sự.

Phó Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, cần bổ sung qui định trong thời gian đang hướng dẫn mà LS hướng dẫn bị xử lý kỷ luật thì được thay đổi LS hướng dẫn khác. Đồng thời, ấn định thời điểm phải tổ chức kiểm tra tập sự trong năm để tránh tình trạng LS tập sự xong phải chờ đợi đến kỳ để được kiểm tra. Thực tế,  nửa năm, thậm chí cả năm mới tổ chức được 1 lần. Đồng tình, LS Huỳnh Phương Nam cho rằng, nên ấn định thời gian, và số lượng LS tập sự xong để tổ chức kiểm tra cho phù hợp.

Cùng với việc đưa ra các qui định quản lý chặt chẽ hơn việc tập sự hành nghề LS, Bộ Tư pháp cũng xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ của LS hàng năm.

Hiện, tính đến tháng 6-2013, cả nước có khoảng 8.500 người được cấp chứng chỉ hành nghề LS, trong đó có gần 8.000 người đã được cấp thẻ LS, khoảng 3.500 người tập sự hành nghề LS hoạt động trong 3.165 tổ chức hành nghề LS. Trong đó, số LS có trình độ cử nhân luật trở lên chiếm 99%, số LS đã qua đào tạo nghề LS chiếm hơn 75% tổng số LS của cả nước. Đáng quan tâm, chất lượng của LS được đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cả nước còn hơn 1.000 LS theo Pháp lệnh tổ chức LS năm 1987 không được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề  nghiệp LS. Dẫn đến, chất lượng tham gia tố tụng chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, còn một bộ phận LS vi phạm pháp luật bị kết án, vi phạm Qui tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS như lừa dối, thiếu trung thực trong hành nghề…

Một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém nói trên là do LS chưa có ý thức tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, và pháp luật cũng chưa có qui định về thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc, trong khi nhiều nước có nghề LS đều có qui định về nghĩa vụ tự đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Do đó, Dự thảo Thông tư đưa ra hai phương án, một là thời gian bắt buộc bồi dưỡng với mọi LS tổng cộng phải đảm bảo tối thiểu 10 giờ/năm. Phương án hai cũng tính theo giờ, nhưng chia theo thâm niên hành nghề LS, thấp nhất là 6 giờ/năm với LS đã có thâm niên 10 năm hành nghề, và nhiều nhất là tối thiểu phải 12 giờ/năm, với các LS trẻ có thâm niên hành nghề dưới 3 năm.

Ngày 10-10, LS cả nước trợ giúp, tư vấn pháp lý miễn phí
Trao đổi với PV, LS Đỗ Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn LS Việt Nam cho biết, hướng tới Ngày truyền thống LS Việt Nam 10-10, Liên đoàn LS Việt Nam đang tổ chức nhiều hoạt động truyền thông thiết thực để người dân hiểu biết thêm về vai trò và các dịch vụ pháp lý của LS. Đáng chú ý trong chuỗi sự kiện này là tất cả các LS trong cả nước sẽ góp 1 ngày làm việc (8 giờ hành chính) để thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân ngay tại Trụ sở của Tổ chức hành nghề luật sư nơi mình đăng ký hoạt động vào ngày 10-10. Các Đoàn LS sẽ triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền pháp luật ngay tại trụ sở của mình, hay tổ chức lưu động tại bất cứ một địa điểm nào do các Đoàn tự liên hệ.

Phương Thảo