Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS : Dự án giáo dục hay kinh doanh bất động sản???

Pháp lý

http://phaply.net.vn/doanh-nghiep-va-phap-luat/du-an-truong-quoc-te-unis-campus-du-an-giao-duc-hay-kinh-doanh-bat-dong-san.html

Dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS : Dự án giáo dục hay kinh doanh bất động sản???

Font size:
Giao đất không đúng đối tượng, việc sử dụng đất không đúng mục đích, thành lập trường học không đúng quy định pháp luật… Đó có phải là những lý do có đủ căn cứ pháp luật khiến người dân có đất bị thu hồi nhất quyết không giao đất cho Cty tiến hành xây dựng, đồng thời ráo riết khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh ra tòa yêu cầu hủy bỏ dự án? Nhiều người dân và dư luận nơi đây cho rằng, đây  thực chất chỉ là dự án “ma” núp danh nghĩa dự án giáo dục để kinh doanh bất động sản. Thực chất có phải là như vậy???
Trường quốc tế tư nhân lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 5/8/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 19121000168 cho Cty CP văn hóa giáo dục khoa học và truyền thông UNET (Cty UNET) (địa chỉ tại Xóm Cầu, ngã 3 Chợ Xanh, Khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) làm chủ đầu tư xây dựng dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS. Trường được xây dựng trên diện tích hơn 17ha, tại phường (Khu Công nghiệp) Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên. Quy mô đào tạo học sinh thường xuyên là 1.975 học sinh, từ hệ học sinh mầm non, đến hết Trung học phổ thông và hướng nghiệp; bồi dưỡng và đào tạo tiếng anh. Chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn giáo dục Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế.
2. Du an truong quoc te unet 1 Dự án Trường Quốc tế UNIS   CAMPUS : Dự án giáo dục hay kinh doanh bất động sản???
Theo thông tin trên Báo Vĩnh Phúc thì đây là trường quốc tế tư nhân lớn nhất Đông Nam Á và được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục…” (NĐ 69/2008/NĐ-CP). Trong đó, có việc giao đất sạch không thu tiền sử dụng đối với cơ sở xã hội hóa để xây dựng công trình xã hội hóa – ở đây là trường học. Chính vì vậy, ngày 20/8/2008, UBND tỉnh đã ra quyết định số 3068/QĐ-UBND thu hồi đất nông nghiệp của 120 – 140 hộ dân để phê duyệt phương án bồi thường và giao cho Cty UNET xây dựng trường quốc tế tại Quyết định số 4539/QĐ-UBND ngày 11/12/2008. Đồng thời giao cho Cty UNET trách nhiệm bồi thường, trả tiền cho dân theo quyết định phê duyệt của tỉnh.
Ngày 20/6/2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định số 1449/QĐ-UBND chính thức “Cho phép thành lập trường Quốc tế UNIS-CAMPUS”. Với quy mô đào tạo chỉ còn hơn nửa so với ban đầu là 1.150 học sinh, với 120 học sinh nước ngoài.
Có hay không đất dành cho dự án giáo dục biến thành đất đô thị và đất ở???
Như đã nói ở trên, đây là dự án giáo dục nên việc thu hồi đất và giao đất là để thực hiện mục đích công xây dựng trường học. Thế nhưng, theo người dân nơi đây cho biết, thực chất ngay sau khi quyết định thu hồi đất chưa ráo mực, UBND tỉnh đã đồng ý cho Cty “cắt” khoảng 10.000m2 trong tổng diện tích đất thu hồi để làm đường theo quy hoạch và xây dựng Khu đất dịch vụ, đất ở tái định cư của dự án. Trong đó cho phép Cty được xây dựng cơ sở hạ tầng, giao đất cho người dân bị thu hồi. Thế là Cty đã tiến hành nhận góp vốn của một số người có nhu cầu sử dụng đất mà không có tiêu chuẩn tại Khu đất này. Tiếp đó, tại Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 08/07/2009 “V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS tại Phường Khai Quang – TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”, UBND tỉnh lại đồng ý cho trường này dùng 35.885m2/155.700m2 làm đất ở. Chỉ còn lại khoảng 120.000m2 là để xây dựng trường. Chưa hết, trong khi trường chưa được thành lập, ngày 9/5/2011, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc lại có tờ trình đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh đất xây dựng trường xuống còn 68.533m2, phần còn lại 86.850m2 sẽ cho doanh nghiệp làm đất đô thị gọi là khu nhà ở UNISLAND. Và ngày 21/11/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Phùng Quang Hùng đã đồng ý với đề nghị trên của Cty UNET.
Như vậy, từ ban đầu là đất cho dự án giáo dục với diện tích 17,17ha, nay đã teo xuống còn khoảng 6,8ha. Đất đô thị và đất ở từ chỗ không có chỗ đứng trong quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án xã hội hóa giáo dục, qua vài chữ ký đã chiếm được khoảng 11 ha.
Không đúng quy định pháp luật
Theo Luật sư Huỳnh Phương Nam – Trưởng Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư tp Hà Nội thì việc giao đất cho Cty UNET và sử dụng đất như trên đã không đúng với quy định pháp luật.
Thứ nhật: Giao đất không đúng đối tượng. Sai so với quy định tại điều 1, điều 2 và điều 4 Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định về “Đối tượng, phạm vi điều chỉnh” cũng như “Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa” và “Nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa”.
Thứ hai: Việc cho phép công ty này chuyển 8,7 ha  làm đất đô thị – là loại đất được tham gia thị trường bất động sản (kinh doanh bất động sản) từ diện tích đất thu hồi cho mục đích xã hội hóa giáo dục là sai so với Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Khoản 7 của điều luật này ghi rõ “Không được chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất đã giao để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng … sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở”.
Thứ ba: Việc cho phép doanh nghiệp cắt đất dự án giáo dục để làm khu đất ở tái định cư, dịch vụ và bán đấu giá quyền sử dụng đất cũng không đúng với Điều 3, Điều 7, Điều 8 Bản quy định “Về việc giao đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và khu đô thị mới tập trung” ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 04/04/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Phạm vi áp dụng”, “Thẩm quyền giao đất dịch vụ”, “Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng”. Theo các quy định này thì khi tỉnh Vĩnh Phúc tiến thành quy hoạch xây dựng Khu Công nghiệp Khai Quang được quy hoạch phát triển theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đã phải quy hoạch khu đất tái định cư, dịch vụ để trả cho người dân trong vùng quy hoạch khu công nghiệp này. Và ngay sát đất xây dựng trường quốc tế UNIS – CAMPUS tỉnh cũng đã dành đất cho quy hoạch dự án Khu đô thị Him Lam. Việc lấy đất thu hồi thực hiện dự án giáo dục để xây khu đất ở tái định cư, dịch vụ và bán đất giá quyền sử dụng đất cũng mang tên UNISLAND như trên vừa không sử dụng đúng mục đích của đất thu hồi, vừa không cần thiết và phá vỡ quy hoạch.
Luật sư Nam cho biết thêm, về mặt nguyên tắc khi phát hiện việc cho phép sử dụng đất sai mục đích, giao không đúng đối tượng, UBND tỉnh phải ra quyết định thu hồi lại những diện tích đất trên. Và chỉ ra quyết định thu hồi đúng 6,8 ha – là diện tích xây dựng trường. Phần diện tích còn lại, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng phải lập dự án mới và phải thỏa thuận với dân để mua lại đất.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi còn được biết, ngay từ ban đầu Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư không đúng chủ thể. Vì theo quy định tại điều 22 Luật Đầu tư quy định về “Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế”, và điều 50 quy định về “Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế” thì dự án xây dưng trường muốn thực hiện phải tiến hành đồng thời việc xin phép thành lập trường và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định. Và Giấy chứng nhận đầu tư xây dựng trường học phải là Trường quốc tế UNIS – CAMPUS mà mãi đến tháng 6/2011 mới được thành lâp. Mặt khác, vốn đăng ký kinh doanh của Cty này chỉ có gần 10 tỷ, việc cấp Giấy chứng nhận cho Cty thực hiện dự án với số “vốn tự có” lên tới 175 tỷ đồng là không đúng. Thêm nữa, danh sách những người góp vốn để thực hiện dự án trong Giấy chứng nhận đầu tư cũng không thấy là không đúng quy định tại Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “Mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam”.
Bất đắc dĩ phải khiếu nại vượt cấp
Ông Nguyễn Văn Hợp – một trong 6 người trong Ban đại diện của dân cho biết, chúng tôi rất ủng hộ dự án và là những hộ dân gương mẫu nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt trước. Nhưng do Cty đã “đi đêm” trả cho 43 hộ chống đối tiền cao hơn gấp nhiều lần nên chúng tôi phải đấu tranh để yêu cầu công ty thực hiện cam kết với dân. Dự án có nhiều khuất tất, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong dân. Chúng tôi đã khiếu nại, kêu mãi mà quyền lợi không được đảm bảo. Dù rất muốn tin vào chính quyền địa phương song do phải tự “đánh đuổi” Cty UNET nhiều lần ra khỏi đất của mình nên bất đắc dĩ, ngày 5/1/2012, nhiều người dân đã đồng lòng ký vào đơn gửi các cơ quan Trung ương và chính quyền sở tại đề nghị “xin cử lực lượng, cán bộ Trung ương về cứu giúp dân và thông tin việc tự bảo vệ tính mạng, tài sản bằng vũ khí, giáo mác, dao kiếm trước việc cướp đất của Cty CP giáo dục UNET trong khi chờ Trung ương về bảo vệ”; đồng thời khởi kiện Chủ tịch UBND tỉnh ra tòa yêu cầu hủy bỏ dự án.
Xử lý vụ Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng – Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai”. Trên tinh thần đó, người dân đang mong Vĩnh Phúc giải quyết đúng pháp luật vụ thu hồi đất, cấp đất gây khiếu kiện phức tạp này.
Tú Anh

Dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS tại Vĩnh Phúc: Vì sao người dân phản đối?

Dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS tại Vĩnh Phúc: Vì sao người dân phản đối?
Dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS tại Vĩnh Phúc:
 Vì sao người dân phản đối?

Giao đất không đúng đối tượng, việc sử dụng đất không đúng mục đích, thành lập trường học không đúng quy định pháp luật. Đó là lý do khiến người dân có đất bị thu hồi nhất quyết không giao đất cho Cty tiến hành xây dựng, đồng thời khởi kiện ra tòa yêu cầu hủy bỏ dự án…
  Trường quốc tế tư nhân lớn nhất Đông Nam Á...
Ngày 5/8/2008, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 19121000168 cho Cty CP văn hóa giáo dục khoa học và truyền thông UNET (Cty UNET) (địa chỉ tại Xóm Cầu, ngã 3 Chợ Xanh, Khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) làm chủ đầu tư xây dựng dự án Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS. Trường được xây dựng trên diện tích hơn 17ha, tại phường (Khu Công nghiệp) Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên. Quy mô đào tạo học sinh thường xuyên là 1.975 học sinh, từ hệ học sinh mầm non, đến hết Trung học phổ thông và hướng nghiệp; bồi dưỡng và đào tạo tiếng Anh. Chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn giáo dục Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế.
Ngày 20/8/2008, UBND tỉnh đã ra quyết định số 3068/QĐ-UBND thu hồi đất nông nghiệp của 120 – 140 hộ dân để phê duyệt phương án bồi thường và giao cho Cty UNET xây dựng trường quốc tế tại Quyết định số 4539/QĐ-UBND ngày 11/12/2008. Cty UNET cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền cho dân theo quyết định phê duyệt của tỉnh.
Ngày 20/6/2011, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã căn cứ vào Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường phổ thông có nhiều cấp học ra Quyết định số 1449/QĐ-UBND chính thức “Cho phép thành lập trường Quốc tế UNIS-CAMPUS”. Với quy mô đào tạo chỉ còn 1.150 học sinh, với 120 học sinh nước ngoài.
 Cắt đất xây trường làm đất ở
           Ngay sau khi quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh đã đồng ý cho Cty “cắt” khoảng 10.000m2 trong tổng diện tích đất thu hồi để làm đường theo quy hoạch và xây dựng Khu đất dịch vụ, đất ở tái định cư của dự án. Trong đó cho phép Cty được xây dựng cơ sở hạ tầng, giao đất cho người dân bị thu hồi. Tiếp đó, tại Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 08/07/2009 “V/v phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Trường Quốc tế UNIS – CAMPUS tại Phường Khai Quang – TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc”, UBND tỉnh lại đồng ý cho trường này dùng 35.885m2/155.700m2 làm đất ở. Chỉ còn lại khoảng 120.000m2 là để xây dựng trường. Chưa hết, trong khi trường chưa được thành lập, ngày 9/5/2011, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc lại có tờ trình đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh đất xây dựng trường xuống còn 68.533m2, phần còn lại 86. 850m2 sẽ cho doanh nghiệp làm đất đô thị gọi là khu nhà ở UNISLAND. Và ngày 21/11/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc – Phùng Quang Hùng đã đồng ý với đề nghị trên của Cty UNET.
Như vậy, từ mục đích ban đầu là đất cho dự án giáo dục với diện tích 17,17ha, nay đã giảm xuống còn khoảng 6,8ha. Đất đô thị và đất ở từ chỗ không có chỗ đứng trong quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án xã hội hóa giáo dục, đến nay đã chiếm được khoảng 11 ha?.
Theo Luật sư Huỳnh Phương Nam – Trưởng Văn phòng Luật sư Huỳnh Nam – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội thì việc giao đất cho Cty UNET và sử dụng đất như trên đã không đúng với quy định pháp luật.
Thứ nhất, giao đất không đúng đối tượng, sai so với quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định về “Đối tượng, phạm vi điều chỉnh” cũng như “Điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa” và “Nguyên tắc thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa”.
Thứ hai: Việc cho phép công ty này chuyển 8,7 ha làm đất đô thị - là loại đất được tham gia thị trường bất động sản từ diện tích đất thu hồi cho mục đích xã hội hóa giáo dục là sai so với Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Tại khoản 7 của điều luật này ghi rõ “Không được chuyển mục đích SD đất đối với đất đã giao để SD vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng … sang mục đích xây dựng kinh doanh nhà ở”.
Thứ ba, việc cho phép doanh nghiệp cắt đất dự án giáo dục để làm khu đất ở tái định cư, dịch vụ và bán đấu giá quyền sử dụng đất cũng không đúng với Điều 3, Điều 7, Điều 8 Bản quy định “Về việc giao đất dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và khu đô thị mới tập trung” ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-UBND ngày 04/04/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về “Phạm vi áp dụng”, “Thẩm quyền giao đất dịch vụ”, “Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng”. Theo các quy định này thì khi tỉnh Vĩnh Phúc tiến thành quy hoạch xây dựng Khu Công nghiệp Khai Quang được quy hoạch phát triển theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đã phải quy hoạch khu đất tái định cư, dịch vụ để trả cho người dân trong vùng quy hoạch khu công nghiệp này. Và ngay sát đất xây dựng trường quốc tế UNIS – CAMPUS tỉnh cũng đã dành đất cho quy hoạch dự án Khu đô thị Him Lam. Việc lấy đất thu hồi thực hiện dự án giáo dục để xây khu đất ở tái định cư, dịch vụ và bán đất giá quyền sử dụng đất cũng mang tên UNISLAND như trên vừa không sử dụng đúng mục đích của đất thu hồi, vừa không cần thiết và phá vỡ quy hoạch.
Luật sư Nam cho biết thêm, về mặt nguyên tắc khi phát hiện việc cho phép sử dụng đất sai mục đích, giao không đúng đối tượng, UBND tỉnh phải ra quyết định thu hồi lại những diện tích đất trên. Và chỉ ra quyết định thu hồi đúng 6,8 ha – là diện tích xây dựng trường. Phần diện tích còn lại, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng phải lập dự án mới và phải thỏa thuận với dân để mua lại. Vì diện tích đất dành cho dự án kinh tế này không nằm trong danh mục những trường hợp nhà nước phải thu hồi đất.
Duy – Tú

Theo Báo Bảo vệ pháp luật, số 18 (905) Thứ sáu 02.03.2012 (trang 10)

◊ Tin liên quan