Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Chớ coi thường chuyện tiểu tiện “bậy”

Chớ coi thường chuyện tiểu tiện “bậy”

Thứ Ba, 27/09/2011 13:45

(PL&XH) - Dằn mặt kẻ tiểu tiện “bậy”, bố con Hùng đã xuống tay với anh Hưng. Tiến trốn lệnh truy nã để lại bố một mình đứng trước vành móng ngựa…





Do bị hại tiểu tiện “bậy”!
Nhấc tấm thân nặng nề, Nguyễn Khắc Hùng, SN 1954, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, gắng gượng trả lời HĐXX. Giọng khản đặc, Hùng ngao ngán kể lại vụ án. Lẽ ra, cùng hầu tòa với Hùng còn có cậu con trai, Nguyễn Khắc Tiến, SN 1982, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhưng sau vụ án, Tiến đã bỏ trốn và đang bị truy nã.

Bố con Hùng bị cuốn vào vòng lao lý chỉ vì anh Nguyễn Quang Hưng, SN 1974, trú tại phố Sơn Tây, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội, đã tiểu tiện “bậy” vào tường nhà ông Nguyễn Khắc Nhàn (bố bị cáo). Bị ông Nhàn nhắc nhở, anh Hưng đã đe dọa và đập vỡ cửa kính nhà ông Nhàn.

Dự tòa, đại diện cho bị hại ủ rũ khi nghe toàn bộ câu chuyện. Ông Nguyễn Văn Mô (bố của anh Hưng) có lời xin tòa giảm án cho bị cáo. Ở phía dưới phòng xử, vợ của ông Hùng (bà Trần Thị Xuân) khóc thút thít. Chồng hầu tòa, con trai bỏ trốn, người phụ nữ này “sống dở, chết dở”. Bà Xuân một tay chăm bố mẹ già, nuôi con và cưu mang cả thằng cháu nội. Trước đây, cả nhà từng đấy người chỉ trông vào đồng lương hưu của ông Hùng. Thiếu thốn nhưng bà Xuân vẫn phải vay mượn khắp nơi để bù đắp phần nào cho gia đình bị hại.

Ông cụ Nhàn dự tòa với vai trò nhân chứng. Bố của bị cáo run rẩy, thở khó nhưng cố ngồi trọn phiên xử. “Khổ thế nào chúng tôi cũng chịu đựng được nhưng bị như thế này thì nhục nhã và đau đớn quá” – ông cụ nói. Nếu buổi chiều hôm ấy, ông Nhàn kịp can con cháu mình…

17g45 ngày 14-5-2010, anh Hưng rủ anh Trịnh Xuân Hải, trú tại 13 phố Nguyễn Phạm Tuân, phường Điện Biên, đi chơi. Sau đó, hai người cùng ăn tối. Khi ngang qua nhà ông cụ Nhàn, anh Hưng tiểu tiện vào tường nhà. Cụ Nhàn ngồi ở cửa nhìn thấy thế đã nhắc nhở. Anh Hưng không những không xin lỗi mà còn chửi lại, cầm gạch đập vỡ kính cửa sổ nhà. Trước tình huống ấy, một người hàng xóm lo cho cụ Nhàn đã gọi điện báo Hùng. Nghe vậy, ông Hùng vội vã đến nhà bố và được cụ Nhàn kể lại ngọn ngành sự việc. Nghe xong, Hùng gọi điện thoại cho con trai, Nguyễn Khắc Tiến. Sau đó, Tiến cùng 4, 5 thanh niên khác (chưa xác định được lai lịch) phóng xe máy đến. Khi đến cổng nhà số 6 phố Nguyễn Phạm Tuân thì gặp anh Hưng, anh Hải. Ông Hùng đã chỉ tay vào anh Hưng nói: “Thằng trọc đây này, thằng xăm trổ đây này…”. rồi cùng Tiến và mấy thanh niên xông vào đấm đá và đạp vào người anh Hưng làm anh Hưng bị đập đầu vào tường, ngã xuống đất. Anh Hưng được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn. Trong khi đó, ông Hùng chở bố đến Công an phường Điện Biên trình báo việc anh Hưng đập vỡ kính nhà mình. Khi bố con về nhà thì có 2 thanh niên cầm kiếm xông đến đe dọa giết ông Hùng và gia đình cụ Nhàn. Ông Hùng chốt cửa lại thì những người lạ mặt này chém vào cửa làm vỡ kính và mẻ song sắt. Chỉ khi cụ Thọ (vợ cụ Nhàn) cầu cứu Cảnh sát 113, họ mới giải tán.

Anh Hưng nhập viện và đang ngồi trên xe lăn chờ làm thủ tục siêu âm thì Tiến và tốp thanh niên xông vào đấm đá, đẩy làm anh Hưng ngã từ xe lăn xuống đất. Bà Hải (mẹ anh Hưng) và anh Hải van xin nên họ buông tha. Sau khi siêu âm xong, anh Hưng không đi chụp citi sọ não theo chỉ định của bác sĩ mà tự ý bỏ về nhà. Sáng 15-5-2010, chị Mai Lệ Khanh, vợ anh Hưng thấy chồng mê sảng, gọi không dậy nên đã đưa anh Hưng đi Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội, rồi chuyển Bệnh viện Việt Đức, cấp cứu. Do vết thương quá nặng, ngày hôm sau, anh Hưng tử vong. Cơ quan giám định kết luận, nạn nhân chết do xuất huyết, tụ máu nội sọ gây chèn ép, tụt hạnh nhân tiểu não, thương tích tại vùng thái dương đỉnh phải do vật tày cứng tác động gây nên.

Ông Mô yêu cầu bù đắp tổn thất gần 250 triệu đồng. Gia đình bị cáo đã  bồi thường 400 triệu đồng. Hậu vụ án, Nguyễn Khắc Tiến bỏ trốn, CQĐT đã tách vụ án và ra lệnh truy nã. Ở vụ án này, anh Hưng đập vỡ kính cửa sổ nhà ông Nhàn là vi phạm hành chính, nhưng nạn nhân tử vong nên CQĐT không đề cập xử lý.

Bị cáo Hùng có phạm tội giết người không?

Gây thương tích hay giết người?

Nguyễn Khắc Hùng bị truy tố ở điểm n (có tính chất côn đồ) khoản 1 Điều 93 BLHS. Đại diện cơ quan công tố nhận định, bị cáo là người khởi xướng, phạm tội có tính chất côn đồ, hung hãn. Nhưng, theo luật sư Huỳnh Phương Nam, bào chữa cho bị cáo, Công văn số 38/NCPL ngày 6-1-1976 của TAND TC nêu rõ, côn đồ là việc vô cớ hoặc vì nguyên cớ nhỏ nhặt mà gây thương tích hoặc tước đi sinh mạng của người khác. Trong trường hợp này, hành vi của Hùng bắt nguồn từ sai trái của bị hại. Chính anh Hưng có hành vi côn đồ. Anh Hưng đã tiểu tiện và đập vỡ kính cửa sổ nhà ông Nhàn.

Những người tấn công anh Hưng, trong đó có bị cáo chỉ dùng chân tay đấm, đá. Ở lần xô xát thứ nhất, các cơ quan tố tụng không chứng minh được sự  quyết liệt nào của Hùng nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân. Sự tham gia của bị cáo rất mờ nhạt, không có việc tấn công đến cùng để đánh anh Hưng tới chết. Nếu chủ định giết chết bị hại thì Hùng và con trai sẽ không dừng lại khi có người can.

Trong vụ án cần lưu ý, khi bị thương, anh Hưng không chết ngay mà 2 ngày sau mới tử vong. Vậy, nạn nhân chết do nhiều nguyên nhân (ngoài việc bị đánh còn có việc bị đập đầu vào tường và do nạn nhân tự ý bỏ về, không điều trị, khám theo chỉ định của bác sĩ). Anh Hưng chết nằm ngoài ý muốn của Hùng. Như vậy, diễn biến của hành vi bị cáo không thỏa mãn dấu hiệu giết người mà chỉ có thể là hành vi cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người.

Xét vấn đề “giết người vì nguyên cớ nhỏ nhặt”, anh Hưng đã xâm hại trực tiếp đến tài sản, đe dọa sức khỏe, tính mạng của bố mẹ Hùng. Ông Nhàn là người già và không có khả năng tự vệ. Do đó, hành vi của bố con Hùng bắt nguồn từ nguyên cớ không nhỏ nhặt, Từ phân tích này cho thấy, quy kết bị cáo Hùng phạm tội có tính chất côn đồ là không đủ cơ sở.

Đáng lưu ý, bà Đỗ Thị Mai Nga cho biết, trước khi xảy ra vụ án, bà và anh Dũng (bán kem) thấy tay phải của anh Hưng có máu và máu dính vào tủ kem của anh Dũng, cổ của người đàn ông này còn có vết xước. Vấn đề đặt ra ở đây là vết thương ở tay, cổ chưa được kết luận là do nguyên nhân gì, có phải bị đánh trước đó không?. Theo bà Hải, anh Hưng bị đánh bật ra khỏi xe lăn, ngã dúi đầu về phía trước, lăn ra khỏi xe và đập đầu xuống sàn nhà bệnh viện. Như vậy, việc ngã đập đầu này có thể là nguyên nhân gây ra cái chết, chứ không phải do bị đánh ở phố Nguyễn Phạm Tuân. Những tình tiết này không được thực nghiệm điều tra.

“Bị cáo bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Tôi đề nghị thay đổi tội danh với bị cáo Hùng” – luật sư Nam phát biểu.

Nhưng HĐXX bác quan điểm này, cho rằng VKSND TP Hà Nội truy tố bị cáo ở điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS là xác đáng và tuyên bị cáo 12 năm tù về tội “Giết người”.

Hoa Đỗ

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Vụ án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình: Huỷ án Sơ thẩm, ông Phiếu vô tội nhờ tác động quyết liệt của công luận



Thứ Hai, 07/03/2011-10:15 PM)
Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng (Tiếp theo kì trước) Bài 3: Cần xử lí nghiêm các cán bộ cố ý làm trái trong hoạt động tố tụng
Ngoài việc có nhiều sai phạm trong quá trình điều tra và xét xử, nhưng là căn cứ vào kết quả giám định tại Văn bản số 44/GĐPYTT (ngày 19-5-2010) của Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, thì các cơ quan pháp luật của tỉnh Ninh Bình sai lầm nghiêm trọng khi xử Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu tội vu khống. Vì theo điểm b Khoản 3, Điều 155 BLTTHS quy định, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định "Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ". Trong khi không cần nghiệp vụ gì cao siêu, Cơ quan CSĐT Ninh Bình cũng có thể xác định được ông Phiếu có nhược điểm về thần kinh, vì hầu hết bà con chòm xóm, người thân của ông Phiếu đều nói đầy đủ về trạng thái tâm thần của ông Phiếu thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ vì dính vào các vị quan đầu tỉnh nên tất cả những quy trình bắt buộc như vậy đều được các cơ quan tố tụng của tỉnh Ninh Bình bỏ qua.
Nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn xét xử, TAND TP Ninh Bình đã trắng trợn xử kín, ngược với quyết định nói sẽ xử công khai, không có luật sư bào chữa cho bị cáo, hạn chế cả người ruột thịt của ông Phiếu được dự phiên tòa. Cách xử này vi phạm Điểm b, Khoản 3, Điều 155 BLTTHS quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định trạng thái tâm thần của bị can. Điểm b, Khoản 2, Điều 57 Bộ luật này còn quy định: Trong trường hợp bị can, bị cáo là người có nhược điểm về tâm thần, mà họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời bào chữa, thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ.
Mặt khác (ngày 26-1-2007), ông Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã có Công văn số 45/C16 (P6) gửi thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra các tỉnh, nói rõ: "Đối với trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (theo Khoản 2, Điều 57 BLTTHS) thì Cơ quan điều tra phải chủ động thực hiện, đây là vấn đề bắt buộc".
Ngày 28-2-2007, Phó Chánh án TAND Tối cao Đặng Quang Phương cũng đã kí Công văn số 26/KHXX, gửi Chánh án Tòa án các cấp yêu cầu quán triệt nội dung Công văn số 45/C16 (P6): "Trường hợp thụ lí để xét xử phúc thẩm thì khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 250 BLTTHS hủy án sơ thẩm để điều tra lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử chưa có sự tham gia của người bào chữa), hoặc hủy án sơ thẩm để xét xử lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của người bào chữa, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm không có sự tham gia của người bào chữa".
PV Báo NCT làm việc với lãnh đạo Hội CCB Ninh Bình.
Với những quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết như vậy, những tưởng TAND tỉnh Ninh Bình sẽ nhanh chóng giải quyết vụ án, giải oan cho người cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu. Tuy nhiên, chỉ vì các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình nhận sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Tỉnh ủy nên đã cố tình xử oan sai người vô tội. Điều này thể hiện tại Công văn không số do bà Dương Thị Liên Phương, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Ninh Bình kí (ngày 13-2-2009) gửi Vụ 3 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: "Sau khi nghiên cứu nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình thấy bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng tố tụng (điều tra chưa toàn diện, đầy đủ để xác định sự thật vụ án; xác định một số người tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại không đúng; không đưa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng vụ án). Do vụ án có tính chất nhạy cảm ngày 12-1-2009, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đã trực tiếp báo cáo tranh thủ ý kiến Vụ Nghiệp vụ trước khi quyết định đường lối xét xử phúc thẩm vụ án. Sau khi có ý kiến của Vụ Nghiệp vụ, ngày 14-1-2009, Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình họp và quyết định theo đa số (3/5): Bác đơn kháng cáo của bị cáo, y án sơ thẩm, với các lí do: Vụ án nhạy cảm; những người bị hại trong vụ án đều là cán bộ chủ chốt của tỉnh. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm đã có sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo thống nhất của thủ trưởng ba ngành Công an - Viện Kiểm sát Nhân dân Tòa án tỉnh".
Như vậy đã quá rõ ràng. Với những gì trong văn bản này khẳng định, không phải đến khi Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng ra thông báo về Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X), thì các cơ quan liên quan tỉnh Ninh Bình mới nhận ra sai sót, cũng như chân tướng và dã tâm của ông Đinh Văn Hùng, khi đó đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Tuy nhiên, mặc dù nhận ra sai lầm khi khép tội vu khống cho ông Phiếu nhanh chóng bao nhiêu, thì đến giờ các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình lại khắc phục sai lầm ấy chậm trễ bấy nhiêu, trong khi sức khỏe, bệnh lí của ông Phiếu ngày càng trầm trọng.
Đến giờ, những nội dung mà ông Đinh Đức Phiếu đề cập đến trong các lần viết đơn và các bài hò, vè đều đã được khẳng định là đúng sự thật, thậm chí còn nghiêm trọng và khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, giả sử ở thời điểm đó, ông Phiếu có chút sai sót theo nguyên tắc của Đảng, thì việc ông Đinh Văn Hùng, với tư cách Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy mà lại trực tiếp chỉ đạo vụ án này, thì sẽ được xem xét thế nào theo quy định của pháp luật và nguyên tắc của Đảng? Trong khi, các cựu chiến binh và đông đảo người dân Ninh Bình đều khẳng định ông Đinh Văn Hùng quá độc đoán, chuyên quyền, ngồi trên luật pháp. Nhân đây, xin viện dẫn câu đánh giá của một cựu lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Bình rằng: "Trong chỉ đạo, điều hành công việc thì ông Đinh Văn Hùng chỉ xứng tầm của một "người đốc công", chứ không thể là nhà hoạt động chính trị, với vị trí Bí thư Tỉnh ủy được. Ngoài ra, trong nhiều đơn vị của tỉnh này còn lưu truyền câu nói, nếu không nghe và làm theo Đinh Văn Hùng chỉ đạo thì chết ngay, còn nghe ông Hùng thì chết từ từ!"…
Còn đối với ba ngành: Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án tỉnh Ninh Bình, việc không thực hiện đầy đủ vai trò cán cân công lí đối với xã hội, mà lại quyết tâm, đồng lòng làm án oan cho ông Đinh Đức Phiếu theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp là ông Đinh Văn Hùng, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp. Công luận đòi hỏi, ngoài việc giải oan, xin lỗi, bồi thường danh dự và thiệt hại cho Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu, cũng cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo ba ngành tham gia tố tụng vụ án, cũng như người đã thay mặt Tỉnh ủy bút phê, chỉ đạo vụ án này.
Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh, Trung ương Hội CCB Việt Nam cũng đã gửi văn bản tới Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị sớm xem xét và chỉ đạo giải quyết vụ việc. Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình cũng đã gửi Công văn số 65-CV/TU cho bà Nguyễn Thị Thìn thông báo quá trình giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, sắp hết quý I năm 2011, gia đình ông Phiếu vẫn chưa nhận được tín hiệu nào khả quan hơn từ phía các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình.
Quốc Dũng - Hoàng Linh
(Thứ Năm, 17/03/2011-9:01 AM)
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu:“... Khẩn trương xem xét lại vụ án, trả lại danh dự và bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần cho đồng chí Đinh Đức Phiếu...”
Vừa qua, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết thư gửi các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại việc cáo buộc tội "vu khống" và xử 5 năm tù đối với Cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu ở tỉnh Ninh Bình, toàn văn như sau:
"Tôi đã đọc bài báo "Kết án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng", đăng 3 kì trên Báo Người cao tuổi các số: 875 ngày 4-3-2011, 876 ngày 6-3-2011 và 877 ngày 9-3-2011 và Báo Văn nghệ trẻ số 11, ngày 13-3-2011 có bài "Chuyện chưa biết về vụ án "vu khống" ở Ninh Bình: Xử tù người tâm thần?". Các bài báo phản ánh vụ việc tiêu cực rất bức xúc ở Ninh Bình, liên quan đến các cơ quan tố tụng: Cơ quan điều tra Công an tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Sai phạm của các cơ quan này gây nên vụ án oan sai rất nghiêm trọng đối với Cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu, người từng có 43 năm cống hiến cho cách mạng, 40 năm tuổi Đảng, 11 năm chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên. Nghiêm trọng ở chỗ, việc kết tội oan sai cho đồng chí Đinh Đức Phiếu đã đẩy gia đình một người có công, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng vào cảnh khốn cùng, bản thân đồng chí Phiếu hoảng loạn, khiến chứng rối loạn tâm thần ngày càng trầm trọng, phải đi nằm viện điều trị ở Hà Nội nhiều tháng nay.
Còn nghiêm trọng ở chỗ, vụ án liên quan trực tiếp tới những sai phạm trong quản lí, điều hành, lối sống của đồng chí Đinh Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng (khóa X), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Những sai phạm của đồng chí Đinh Văn Hùng suốt trong thời gian dài, gây bức xúc trong dư luận, khiến đồng chí Phiếu phải viết đơn, thư, thơ ca, hò vè gửi đến các cơ quan. Là một đảng viên, lại đang giữ trọng trách lãnh đạo cấp cao trong tỉnh, đáng ra đồng chí Đinh Văn Hùng phải gương mẫu, xem xét lại những việc làm của mình, từ đó tự sửa chữa cung cách quản lí, điều hành, lối sống cho phù hợp. Nhưng thay vào đó, đồng chí Đinh Văn Hùng lại cùng một số cán bộ khác làm đơn đề nghị cơ quan pháp luật điều tra, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đồng chí Đinh Đức Phiếu. Không chỉ có vậy, đồng chí Đinh Văn Hùng còn trực tiếp bút phê, gây sức ép buộc các cơ quan tố tụng của Ninh Bình phải truy tố, bỏ tù bằng được đồng chí Đinh Đức Phiếu với tội danh "Vu khống", trong khi đồng chí Phiếu đang có bệnh về tâm thần, có thể do hậu quả của những năm lăn lộn ở chiến trường. Việc cố tình truy tố, kết án đồng chí Phiếu trong tình trạng đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hình sự…
Tôi được biết, năm 2010, UBKT Trung ương Đảng đã tiến hành kiểm tra đối với đồng chí Đinh Văn Hùng, Trung ương đã có quyết định kỉ luật với đồng chí. Chính đồng chí Nguyễn Văn Chi, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (khóa X) đã nói với tôi rằng, đồng chí từng về làm việc 10 ngày tại Ninh Bình, thấy rõ vụ việc sai phạm là rất nghiêm trọng.
Như vậy, những tố cáo của đồng chí Đinh Đức Phiếu là đúng, nhưng lại bị trù dập oan ức. Động cơ nào khiến cơ quan điều tra làm án chỉ trong vòng có 5 ngày, Công an tỉnh Ninh Bình vội vã kí kết luận điều tra, rồi lại bàn giao cho Viện kiểm sát nhân dân không cùng cấp ra cáo trạng, Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình xét xử chóng vánh, vi phạm nghiêm trọng tố tụng, cố tình khép đồng chí Đinh Đức Phiếu vào tội "vu khống", để xử phạt 5 năm tù giam? Vụ án này là một tiền lệ xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, nếu không được xem xét, xử lí nghiêm khắc.
Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan tư pháp ở Trung ương xem xét, xử lí nghiêm khắc những cán bộ làm trái pháp luật. Đồng thời khẩn trương xem xét lại vụ án, trả lại danh dự và bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần cho đồng chí Đinh Đức Phiếu theo quy định của pháp luật. Tôi cũng đề nghị các đồng chí tiến hành kiểm tra mức độ sai phạm về tố tụng, xử lí nghiêm các cơ quan, cá nhân ở tỉnh Ninh Bình đã có hành vi cố ý làm trái trong vụ án này, để làm bài học chung, đồng thời ngăn chặn tình trạng người đứng đầu cấp ủy Đảng, đứng đầu cơ quan Nhà nước can thiệp thô bạo vào hoạt động tố tụng, đang rất phổ biến hiện nay".
http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=5574&lang=vn&zone=7&zoneparent=0
(Thứ Ba, 05/07/2011-10:12 AM)
Vụ án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình: Huỷ án Sơ thẩm, ông Phiếu vô tội nhờ tác động quyết liệt của công luận
Ngày 30-6-2011, trong phiên tòa minh bạch, thượng tôn pháp luật, Hội đồng xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Ninh Bình tuyên hủy Bản án hình sự Sơ thẩm số 135/2008/HSST ngày 1-12-2008 của TAND TP Ninh Bình; kết luận CCB Đinh Đức Phiếu không phạm tội vu khống, khôi phục danh dự và các quyền lợi chính đáng cho ông.
Công lí đã được thực thi sau gần 3 năm tồn tại bản án đầy tai tiếng của các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm ở Ninh Bình. Do CCB Đinh Đức Phiếu bị kết án oan sai, gia đình vừa phải lo chạy chữa bệnh tâm thần cho ông, vừa đơn từ đi khắp nơi, rồi phải nhờ đến báo chí với sự trợ giúp của TW Hội CCB Việt Nam, Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh Ninh Bình và Ban liên lạc CCB Sư đoàn 304 tỉnh Ninh Bình.
Sự việc bắt đầu từ năm 2008, ông Phiếu nghe dư luận địa phương bàn tán về những việc làm sai trái, độc đoán, chuyên quyền, vụ lợi của ông Đinh Văn Hùng, khi đó là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình và một số cán bộ lãnh đạo tỉnh có nhiều sai phạm. Ông Phiếu viết đơn thư gửi các cơ quan chức năng, đặt câu hỏi nghiêm túc về sự điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh. Việc làm của ông Phiếu lập tức bị ông Đinh Văn Hùng cùng các ông Tạ Nhật Thới, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Kim Bảng, Đinh Chung Phụng, Đinh Ngọc Lâm, Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Văn Dung và bà Đinh Thị Thúy Ngần làm đơn đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố về tội "vu khống". Đặc biệt, ông Đinh Văn Hùng, với tư cách Bí thư Tỉnh ủy, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan tố tụng quyết liệt vào cuộc.
Ngày 2-10-2008 khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thì ngày 7-10-2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình đã kí Kết luận điều tra, cố tình khép tội cho ông Đinh Đức Phiếu. Tiếp đó, Công an tỉnh Ninh Bình chuyển hồ sơ cho VKSND TP Ninh Bình thụ lí. Một tháng sau, VKSND TP Ninh Bình ra Cáo trạng, truy tố ông Phiếu tội "vu khống", theo Điểm c, Khoản 2, Điều 122 Bộ luật Hình sự. Ngày 1-12-2008, TAND TP Ninh Bình đưa vụ án ra xét xử công khai, nhưng ngoài bố con ông Đinh Đức Phiếu "được phép" có mặt tại tòa, không có thêm bất cứ ai được dự, thiếu cả luật sư bào chữa cho bị cáo, 9 người có tên trong danh sách ông Phiếu tố cáo (người bị hại) đều vắng mặt. Rồi kết thúc chóng vánh bằng Bản án số 135/2008/HSST, tuyên phạt ông Đinh Đức Phiếu 5 năm tù giam.
Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm ngày 30-6-2010.
Quá oan ức khi bị xét xử oan sai bằng những hành vi trái pháp luật của các cơ quan tố tụng, gia đình ông Phiếu viết đơn cầu cứu. Ban Chấp hành TW Hội CCB Việt Nam, Ban Chấp hành Hội CCB tỉnh Ninh Bình và Ban liên lạc CCB Sư Đoàn 304 tỉnh Ninh Bình đều có văn bản tường trình, kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, đề nghị xem xét lại bản án, chỉ đạo các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh việc gửi văn bản tới các cơ quan chức năng, đơn của gia đình ông Phiếu và thỉnh nguyện của những cơ quan nêu trên còn được gửi đến các báo ở Trung ương. Báo CCB Việt Nam tích cực tham gia về vụ việc này.
Báo Người cao tuổi vào cuộc, đăng 3 kì trên các số: 875 ngày 4-3-2011, 876 ngày 6-3-2011 và 877 ngày 9-3-2011. Bài "Kết án ông Đinh Đức Phiếu ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng" đi sâu phân tích những tình tiết trong vụ án; phân tích những đơn thư, thơ ca, hò vè ông Phiếu làm ra rồi đóng bì thư gửi các cơ quan; phân tích những căn cứ pháp luật; phản ánh việc làm án vội vã, với tốc độ nhanh đáng ngờ của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Ninh Bình; những việc làm vi phạm tố tụng của các cơ quan tố tụng và khẳng định ông Phiếu không phạm tội…
Bài báo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Ngay sau khi 3 kì Báo Người cao tuổi phát hành, Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết thư gửi các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao, đề nghị xem xét lại việc cáo buộc tội "vu khống" và xử 5 năm tù đối với CCB Đinh Đức Phiếu ở tỉnh Ninh Bình. Thư của Cựu Tổng Bí thư có đoạn: "Sai phạm của các cơ quan này gây nên vụ án oan sai rất nghiêm trọng đối với CCB Đinh Đức Phiếu, người từng có 43 năm cống hiến cho cách mạng, 40 năm tuổi Đảng, 11 năm chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên. Nghiêm trọng ở chỗ, việc kết tội oan sai cho đồng chí Đinh Đức Phiếu đã đẩy gia đình một người có công, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng vào cảnh khốn cùng, bản thân đồng chí Phiếu hoảng loạn, khiến chứng rối loạn tâm thần ngày càng trầm trọng, phải đi nằm viện điều trị ở Hà Nội nhiều tháng nay"... "Không chỉ có vậy, đồng chí Đinh Văn Hùng còn trực tiếp bút phê, gây sức ép buộc các cơ quan tố tụng của Ninh Bình phải truy tố, bỏ tù bằng được đồng chí Đinh Đức Phiếu với tội danh "Vu khống", trong khi đồng chí Phiếu đang có bệnh về tâm thần, có thể do hậu quả của những năm lăn lộn ở chiến trường. Việc cố tình truy tố, kết án đồng chí Phiếu trong tình trạng đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Tố tụng hình sự…". Cựu Tổng Bí thư đề nghị khẩn trương xem xét lại vụ án, trả lại danh dự và bồi thường thiệt hại cho ông Đinh Đức Phiếu; đề nghị xử lí nghiêm các cơ quan, cá nhân đã có hành vi cố ý làm trái trong vụ án này.
Đại tá, CCB Vũ Quang Kha (người nhờ Báo Người cao tuổi đã lấy lại được lương hưu sau 20 năm bị "lãng quên"), đã đến tận Báo Người cao tuổi để ghi lại những cảm nghĩ (xin trích): "… Đây là một nghịch lí phũ phàng gây bức xúc cho các CCB Sư đoàn 304, CCB tỉnh Ninh Bình và CCB cả nước. Đến hôm nay, ông Đinh Văn Hùng đã bị kỉ luật, thì ông Phiếu không thể chịu tội vu khống được…". Sau đó, từ Ninh Bình, CCB Phạm Hồng Sơn, Cựu Phó Chánh án TAND tỉnh Ninh Bình cũng gửi đến Báo Người cao tuổi bài viết dài 6 trang đánh máy, phân tích rất kĩ về nghiệp vụ, đồng thời khẳng định các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm ở Ninh Bình đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong vụ án này. Ông Sơn khẳng định trong bài viết: "Những sơ xuất trong quá trình tố tụng vụ án này, ngành Tòa án tỉnh Ninh Bình sẽ phải chịu trách nhiệm chính, bởi Luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết của Quốc hội cùng các văn bản quy định, hướng dẫn của ngành đã chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của ngành… Có thể nói, những sai sót dẫn tới vi phạm của 3 ngành làm án tỉnh Ninh Bình đối với vụ án ông Đinh Đức Phiếu, cần được 3 ngành cấp Trung ương xem xét rút kinh nghiệm nghiêm khắc, thậm chí phải kỉ luật những người đã trực tiếp chỉ đạo và thực hiện tố tụng trong vụ án này…".
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30-6-2011, luật sư Huỳnh Phương Nam, bào chữa cho ông Đinh Đức Phiếu đưa ra nhiều bằng chứng khẳng định các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Trên cơ sở kết luận giám định, bị cáo là người mất năng lực hành vi, không phải chịu trách nhiệm hình sự nên hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm, thuộc trường hợp không khởi tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự… Và cùng với việc chỉ ra hàng loạt các vi phạm tố tụng, quan điểm của Luật sư Huỳnh Phương Nam đã trùng với quan điểm của Hội đồng xét xử và Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án, phục hồi quyền lợi chính trị cho bị cáo…".
Vụ án khép lại, ông Đinh Đức Phiếu vô tội và được khôi phục mọi quyền lợi hợp pháp một lần nữa khẳng định tác dụng tích cực của công luận, mà Báo Người cao tuổi đã có tiếng nói quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật
Hoàng Linh - Quốc Dũng
http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=6234


Phúc thẩm vụ ông Đinh Đức Phiếu : Hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không phạm tội “Vu khống”

Sáng 30/6, TAND tỉnh Ninh Bình mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Đinh Đức Phiếu đối với bản án sơ thẩm số 135/2008 của TAND thành phố Ninh Bình.

Sáng 30/6, TAND tỉnh Ninh Bình mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của ông Đinh Đức Phiếu đối với bản án sơ thẩm số 135/2008 của TAND thành phố Ninh Bình.
Vợ ông Đinh Đức Phiếu tại phiên tòa
HĐXX đã quyết định: Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 135/2008 HSST ngày 1/12/2008 của TAND thành phố Ninh Bình, đình chỉ vụ án. Tòa tuyên bố bị cáo Đinh Đức Phiếu không phạm tội “Vu khống”. Bị cáo Đinh Đức Phiếu được khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật.
Theo bản án tại phiên tòa phúc thẩm: Đầu tháng 5/2008 ông Phiếu hay đi uống bia ở vỉa hè, thu thập được nhiều thông tin. Sau đó, ông tổng hợp nhờ người đánh máy thành văn bản, ký tên mạo danh, đại diện cho Hội cựu chiến binh và Câu lạc bộ Thúy Sơ rồi đóng phong bì đưa ra Hà Nội gửi tới 36 địa chỉ trong tỉnh, trong đó có các nội dung nói xấu, bôi nhọ nhiều lãnh đạo cao cấp trong tỉnh, ảnh hưởng tới uy tín cá nhân lãnh đạo. Tòa án sơ thẩm đã kết tội “Vu khống” với mức án 5 năm tù giam đối với ông Đinh Đức Phiếu. Trong các phần thẩm vấn cũng như tranh luận, bà Nguyễn Thị Thìn vừa là vợ vừa là giám hộ đại diện hợp pháp cho ông Phiếu cho rằng: Trong thời gian phạm tội ông Phiếu bị bệnh tâm thần nhưng không được các cơ quan tố tụng trưng cầu giám định như vậy là sai thủ tục. Đây là vụ án kéo dài, khó khăn không chỉ là việc xác định ông Phiếu phạm tội hay không, mà khó khăn ở chỗ tranh cãi về thủ tục tố tụng, cũng như xác định ông Phiếu bị tâm thần như thế nào. Phiên tòa phúc thẩm khẳng định: Việc tiến hành tố tụng, điều tra, xét xử của cấp sơ thẩm đều đúng quy trình, trình tự pháp luật. Việc ông Phiếu bị tâm thần trong quá trình điều tra nhưng không được trưng cầu giám định vì các lý do sau: Thứ nhất, trong giai đoạn này người nhà đã đưa ông Phiếu đi khám ở Bệnh viện tâm thần nhưng cho kết quả bình thường. Thứ hai, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Ninh Bình cũng làm việc với Bệnh viện tâm thần và được xác nhận là tình trạng sức khỏe ông Phiếu không có vấn đề gì và có thể hợp tác với cơ quan điều tra. Thứ ba, chính ông Phiếu cũng thừa nhận mình không mắc bệnh và có thể hợp tác trong quá trình tố tụng và lời khai của ông rất chính xác, minh mẫn. Thứ tư, trong đơn kháng cáo của chính ông Phiếu thì chỉ đề nghị được giảm mức án chứ không cho rằng mình bị tâm thần và cơ sở cuối cùng là nhiều người thân ông Phiếu, trong đó có những người hiện đang làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật không ai phản ánh hoặc đề nghị với cơ quan điều tra là ông Phiếu đang bị tâm thần cần trưng cầu giám định. Với các lý do trên, các cơ quan tố tụng đã không trưng cầu giám định đối với ông Phiếu. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xem xét hồ sơ để giải quyết xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Ninh Bình thấy rằng, gia đình ông Phiếu có đơn đề nghị phải trưng cầu giám định để xác định tâm thần của ông Phiếu, cũng như bệnh tình của ông Phiếu ngày càng nặng và biểu hiện rõ rệt nên Tòa án đã trưng cầu giám định ở Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương nhiều lần và cho kết quả như sau: Từ năm 2005, tức trước thời điểm phạm tội chừng 3 năm ông Phiếu bị tâm thần. Nhưng chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn phạm tội, ông Phiếu bị giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ông Phiếu đã mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Nguyễn Văn Cảnh
http://tintuc.vnanet.vn/475N20110630140538162T0/xet-xu-phuc-tham-vu-ong-dinh-duc-phieu-huy-ban-an-so-tham-tuyen-ong-phieu-vo-toi.htm
baotintuc.vn

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI CUỐI Sửa luật để có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa

27/05/2011 - 00:38
NÂNG CHẤT TRANH TỤNG - BÀI CUỐI
Sửa luật để có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa
http://phapluattp.vn/20110527123455727p0c1063/sua-luat-de-co-phien-toa-tranh-tung-dung-nghia.htm

Nhiệm vụ xét hỏi chính phải là của kiểm sát viên và luật sư. Tòa chỉ nên lắng nghe, ghi nhận, nếu thấy cần thiết thì hỏi thêm.
Những số trước, chúng tôi đã phân tích thực trạng và các biện pháp nâng cao tính tranh tụng trong phiên tòa hình sự. Một vấn đề được các chuyên gia tham gia buổi tọa đàm do Pháp Luật TP.HCM tổ chức bàn luận khá sôi nổi là cần phải sửa đổi, bổ sung luật như thế nào để hoạt động tranh tụng thật sự có chất lượng…
“Mô hình tố tụng pha trộn giữa thẩm vấn và tranh tụng của chúng ta rất tiến bộ vì kết hợp được ưu điểm của hai mô hình tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng ra đời trước đó là nhà nước kiểm soát được tội phạm nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nghi can. Nếu chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi thì sẽ càng làm tăng thêm tính ưu việt của nó” - TS Nguyễn Duy Hưng, Trưởng bộ môn Tố tụng hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM, khẳng định.
Ghi nhận nguyên tắc tranh tụng
Nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao Đinh Văn Quế cho biết: Trước đây, khi soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, vấn đề này đã từng gây nhiều tranh cãi. Nhiều người e rằng nếu luật ghi nhận nguyên tắc tranh tụng thì mô hình tố tụng của nước ta sẽ trở thành mô hình tố tụng tranh tụng. Như vậy sẽ phải sửa đổi toàn bộ hệ thống pháp luật, một điều không khả thi vì không phù hợp với điều kiện của nước ta.
“Lo ngại đó không có căn cứ” - TS Hưng hào hứng. Theo ông, ghi nhận nguyên tắc tranh tụng không đồng nghĩa Việt Nam sẽ đi theo mô hình tố tụng tranh tụng mà chỉ tăng cường thêm tính tranh tụng trong mô hình pha trộn ở ta mà thôi. Điều này cũng phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp là nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa.


Luật sư đang tranh tụng với VKS tại một phiên tòa lưu động. Ảnh: HTD
“Đúng là nếu hiểu ghi nhận nguyên tắc tranh tụng thì chúng ta sẽ bắt buộc phải đi theo mô hình tố tụng tranh tụng là quá máy móc” - ông Quế thừa nhận. Ông Quế cho rằng mô hình của chúng ta đã có sẵn tính tranh tụng nhưng chưa cao. Việc chính thức ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ khiến cho phiên tòa chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Nguyên tắc này chỉ làm cho nền tố tụng hình sự tiến bộ hơn vì một mục tiêu của cải cách tư pháp là sự tranh tụng tại tòa để soi rọi bản chất vụ án.
Giao việc xét hỏi chính cho VKS, luật sư
Theo ông Quế, luật hiện hành không quy định ai xét hỏi chính tại phiên tòa nhưng lại quy định chủ tọa xét hỏi trước, sau đó đến hội thẩm nhân dân rồi mới đến kiểm sát viên, luật sư. Chính quy định tòa xét hỏi trước này đã hình thành một thói quen là tòa xét hỏi chính, “bao sân” hết. Trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ xét hỏi chính phải là của kiểm sát viên và luật sư hai bên. Tòa chỉ nên lắng nghe và ghi nhận, nếu thấy cần thiết làm rõ gì, muốn bổ sung gì thì tòa xét hỏi thêm.
Quan điểm này được các chuyên gia tán đồng. Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM) nhận xét nếu sửa luật theo hướng giao việc xét hỏi chính cho kiểm sát viên và luật sư sẽ nâng cao được tính tranh tụng tại tòa. Kiểm sát viên và luật sư phải đầu tư phần thẩm vấn cho có chất lượng, tòa thì có điều kiện rảnh rang hơn để xem xét, đánh giá sự việc. Dĩ nhiên, vai trò điều khiển phiên xử và nội dung xét hỏi vẫn thuộc chủ tọa để tránh việc xét hỏi đi trật đường, lan man.
Cần có luật riêng về chứng cứ
Thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM, bày tỏ băn khoăn về chuyện có khi một vụ án cũng bằng đó chứng cứ nhưng hội đồng xét xử này phán bị cáo có tội, hội đồng xét xử kia lại nói không. Có khi cũng bằng ấy chứng cứ, hai công tố viên khác nhau lại có hai cách lập luận buộc tội khác nhau... Điều đó cho thấy cách thức thu thập và đánh giá chứng cứ của chúng ta còn những điểm chưa ổn, trong khi chứng cứ là điều quyết định số phận của bị cáo.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bổ sung thêm: Hầu hết các nước đều đã có luật riêng về chứng cứ. Còn ở ta, chứng cứ chỉ được quy định trong một chương và nằm rải rác ở vài điều luật khác trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành. Như vậy là chưa đủ. Đã đến lúc việc thu thập, đánh giá chứng cứ cần phải được quan tâm hơn.
Hoàn thiện quy chế, nội quy phiên tòa
Đó là đề xuất của luật sư Trương Trọng Nghĩa. Ông băn khoăn về việc tại phiên tòa hình sự vẫn xảy ra những chuyện đáng tiếc như luật sư, kiểm sát viên phản ứng bỏ về hay người tham gia tố tụng và thân nhân gây rối… “Đúng sai, nguyên nhân thế nào thì còn phải ngồi lại xem xét nhưng những việc này cho thấy tính nghiêm minh của chốn công đường đã bị giảm sút”.
Theo một kiểm sát viên VKSND TP.HCM, luật pháp một số nước rất nghiêm khắc với những hành vi không tôn trọng tòa. Chẳng hạn ở Mỹ, khi luật sư vi phạm nội quy phiên tòa, trong đó có chuỵện từ chối tranh luận rồi tự ý bỏ phiên tòa ra về thì bị coi là khinh thị tòa án. Với hành vi này, chủ tọa phiên tòa có quyền trực tiếp ra quyết định phạt tiền hoặc phạt tù đến một năm đối với người vi phạm và yêu cầu cảnh sát thi hành ngay.
Chưa công bằng với luật sư
Hiện nay để tham gia một vụ án hình sự thì thủ tục với một kiểm sát viên rất đơn giản, chỉ cần một quyết định phân công của lãnh đạo VKS. Trong khi đó, luật sư thì phải nộp đủ mọi loại giấy tờ như thẻ luật sư, giấy giới thiệu của văn phòng, giấy yêu cầu luật sư… rồi đi tới đi lui mới được cơ quan tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Có lẽ nên đơn giản hóa các thủ tục này hơn để luật sư dễ dàng tham gia tố tụng.
Hiện nay, việc xem xét cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư trong giai đoạn xét xử thuộc thẩm quyền của lãnh đạo tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền tuyên án tử hình một con người nhưng lại không có quyền ký vào tờ giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư là điều chưa hợp lý.
Thẩm phán PHẠM CÔNG HÙNG,
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM
Sự phản biện là cần thiết
Nói thật, ngồi ở phiên xử nào mà không có luật sư, tôi lại thấy… buồn. Nói như vậy để thấy vai trò của luật sư rất quan trọng trong việc thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Sự phản biện của luật sư là cần thiết, giúp cơ quan tố tụng phát hiện, sửa chữa thiếu sót, giúp sự thật của vụ án được phơi bày. Đáng tiếc, tỉ lệ tham gia của luật sư hiện nay ở phiên tòa hình sự lại chưa cao.
Kiểm sát viên VÕ VĂN THÊM, Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao

THANH TÙNG

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Thừa Thiên-Huế: Một vụ án, bốn người kêu oan

Một vụ án, bốn người kêu oan

TT - Luật sư đưa ra nhiều luận điểm để chứng minh bị cáo không phạm tội cướp giật tài sản. Đại diện viện kiểm sát không tranh luận gì, chỉ dựa hoàn toàn vào cáo trạng, trong khi các bị cáo đều cho là bị ép cung. Đó là vụ án xảy ra tại Thừa Thiên - Huế đang được dư luận quan tâm.
Mẹ của bị cáo Việt khóc ngất sau khi phiên tòa kết thúc -  Ảnh: V.H.

Theo lời kể của những người trong cuộc, hơn 22g ngày 17-6-2009, bà Lê Thị Hoa (ngụ ở thôn Thạch Căn, xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đi bán vé số dạo chạy xe đạp về đến ngõ nhà mình thì có người đi xe máy áp sát, giật túi xách để trước giỏ, bên trong có hơn 1 triệu đồng cùng 250 tờ vé số. Nạn nhân quýnh quáng kêu: “Cướp! Cướp!”.
Nghe tiếng tri hô, hai người con trai của bà Hoa chạy ra, dùng xe máy truy đuổi kẻ cướp. Chạy đến tỉnh lộ 2, xe của họ va chạm với một xe máy không mở đèn được nghi là của tên cướp. Chiếc xe không mở đèn chao đảo, rơi lại chiếc dép da rồi tiếp tục phóng đi. Truy đuổi bất thành, bà Hoa đến công an xã trình báo.
12 ngày sau, Công an xã Phú Dương triệu tập Nguyễn Thành Huy (sinh năm 1991), Dương Quang Việt (1989) và Võ Đại Quốc Dũng (1991) lên trụ sở rồi tạm giữ vì cho rằng họ đã gây ra vụ cướp. Tháng 8-2009, Công an huyện Phú Vang đã khởi tố, bắt tạm giam Việt, Huy, Dũng, và Nguyễn Văn Hùng (1989)  về tội cướp giật tài sản.
Mâu thuẫn chưa được làm rõ
Nước mắt người cha
Đôi mắt đỏ hoe, ông Võ Tánh, cha của bị cáo Dũng, kể chuyện mình đem con nộp cho công an: “Hôm công an đưa thằng Dũng về nhà tìm đôi dép thì nó đã vùng chạy trốn. Tui đuổi theo. Vừa chạy nó vừa thề là không biết chi về vụ cướp, nhưng bị đánh đau quá nên phải nhận tội, giờ nó phải chạy trốn chứ quay về sợ bị đánh tiếp. Tui vừa chạy vừa khuyên con: nếu con trốn đi thì chẳng bao giờ còn gặp lại ba mạ nữa, con trốn đi rồi thì ba mạ cũng chết đi thôi, rồi ai giải oan cho con. Chạy hơn 2km nó mới đứng lại, ôm tui khóc nức nở. Nó nói: “Con bị oan, cứu con ba ơi”. Rồi tui đưa con về nộp cho công an và hứa sẽ kêu oan cho con, vậy mà...”. Từ khi con trai bị bắt, hai vợ chồng ông Tánh đi gõ cửa khắp nơi kêu oan cho con. “Giờ gạo phải chạy ăn từng bữa, không có tiền đóng sản lượng, mấy sào ruộng thuê người ta cũng thu lại rồi. Vợ chồng tui chắc phải bán nhà để đi Hà Nội kêu oan cho con...” - ông Tánh buồn rầu nói.
Ông Nguyễn Văn Viên, cha của bị cáo Nguyễn Văn Hùng, lau nước mắt kể: “Mỗi lần đến thăm, thằng Hùng đều nói con bị bắt oan, ba mạ đi kêu oan giúp con với!”.
Cuối tháng 10-2010, TAND huyện Phú Vang xét xử sơ thẩm, cả bốn bị cáo đồng loạt kêu oan, khai rằng bị đánh đập, ép cung nên khai bừa. Tòa tuyên phạt Việt 4 năm tù, Hùng 3 năm 6 tháng tù, Huy 3 năm tù và Dũng 2 năm tù. Khi chủ tọa dứt lời tuyên án, cả bốn bị cáo gào khóc thảm thiết kêu oan. Hùng đã lao đầu vào bức tường trong phòng xử án tự tử để phản đối nhưng lực lượng bảo vệ kịp thời ngăn chặn.
Sau đó, bốn bị cáo đã kháng cáo kêu oan...
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19-1-2011, các bị cáo Dũng, Hùng, Huy tiếp tục kêu oan, nói rằng bị cán bộ điều tra đánh đập, dọa nạt, ép phải khai theo ý của điều tra viên, do đó họ phải nhận tội đại, chờ ra tòa khai lại. Họ kể rành mạch tên các điều tra viên nói trên.
Tòa hỏi các bị cáo có bằng chứng gì để nói mình bị cán bộ điều tra đánh đập, ép cung? Các bị cáo trả lời rằng bị nhốt trong phòng giam nên không thể có bằng chứng gì được. Khi nghe tòa hỏi sao các bị cáo không khai báo những việc đó với viện kiểm sát (VKS), các bị cáo đều ngớ người.
Họ nói không biết VKS là ai, mà không ai nói cho họ biết phải báo việc đó với VKS.
Hai luật sư bào chữa khẳng định bốn bị cáo không phạm tội cướp giật tài sản. Theo luật sư Trà My, tối 17-6-2009, bốn thanh niên này qua chơi nhà chị Nguyễn Thị Liền (ở xã Phú An), đến 22g30 mới trở về. Trên đường về, xe của Dũng chở Việt bị ngã, xe máy bị gãy chốt bánh sau, không thể tiếp tục chạy được.
Trước tòa, chị Liền xác nhận bốn thanh niên này rời nhà chị đúng 22g30. Trong khi đó, cáo trạng lại ghi rõ vụ cướp giật tài sản xảy ra khoảng 22g50. Luật sư Trà My khẳng định vào thời điểm này, bốn thanh niên đang chạy xe từ xã Phú An về cầu Phú Khê, do đó không thể đủ thời gian để thực hiện vụ cướp giật.
Luật sư Phương Nam chỉ ra những mâu thuẫn: “Nạn nhân khai chỉ nhìn thấy một xe, một người thực hiện vụ cướp nhưng vì sao hồ sơ vụ án lại thành hai xe, bốn người? Chiếc xe mà đại diện VKS cho là phương tiện để gây án thì đã hỏng, không chạy được? Chiếc dép da rơi lại hiện trường vụ va chạm là manh mối truy tìm kẻ cướp, nhưng cơ quan điều tra cất vào kho vì không tìm ra chủ nhân. VKS chỉ dựa vào lời khai bất nhất của các bị cáo để buộc tội là không thuyết phục, trong khi tại tòa họ đều nói bị ép cung nên khai bừa".
Phiên tòa không tranh luận
Hai luật sư nhiều lần đề nghị đại diện VKS tranh luận để làm rõ vụ án, nhằm bảo đảm quyền lợi của bị cáo. Và nếu vị đại diện VKS không phản bác được thì đề nghị tòa xét xử trắng án hoặc hủy bản án sơ thẩm. Hội đồng xét xử cũng đề nghị đại diện VKS phải có tranh luận. Tuy nhiên, đại diện VKS Lê Đức Khanh không tranh luận mà cho rằng mọi việc đã được kết luận trong cáo trạng và đề nghị xử theo cáo trạng.
Tòa tuyên y án sơ thẩm, bốn thanh niên bị áp giải ra xe bít bùng về trại giam nhưng vẫn ngoái đầu lại khóc tức tưởi, nhắn nhủ: Ba mẹ ơi, hãy kêu oan cho con! Phiên tòa kết thúc, hàng trăm người vẫn còn vây quanh trụ sở TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế bàn tán...
VINH HÀ

Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế:
Lẽ ra kiểm sát viên nên tranh luận
Chiều 23-2, ông Trần Đại Quang, phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về những điểm chưa rõ trong vụ án.
* Thưa ông, tại sao kiểm sát viên - đại diện VKS thực hành quyền công tố tại phiên phúc thẩm - đã không đối đáp lại với những luận chứng của hai luật sư bào chữa?
- Kiểm sát viên này cho rằng tất cả đều đã có trong kết luận nên không tranh luận lại, tranh luận thêm mất thời gian. Đây là cách hành xử của từng kiểm sát viên được giao nhiệm vụ phụ trách công tố. Theo tôi, đáng ra kiểm sát viên nên tranh luận để làm rõ những luận cứ buộc tội, lúc đó sự việc sẽ rõ ràng hơn.
* Nạn nhân khai chỉ nhìn thấy một xe, một người thực hiện vụ cướp nhưng vì sao hồ sơ vụ án lại biến thành hai xe, bốn người?
- Do lúc đó nạn nhân hoảng hồn nên khai không chính xác. Việc xác định một xe hay hai xe, một người hay bốn người thực hiện hành vi cướp giật là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.
* Trước tòa, các luật sư đã chứng minh “quỹ thời gian” các bị cáo không đủ thực hiện được hành vi phạm tội, đồng thời có nhân chứng để xác định các bị cáo có bằng chứng ngoại phạm?
- Qua thực nghiệm điều tra chúng tôi có thể kết luận khoảng thời gian đó đủ để các bị cáo thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Nhân chứng có thể nhớ không chính xác, có khi ra trước tòa họ khai không chính xác nên mình phải lọc ra những lời khai đó, lời khai nào phù hợp thì mới được chấp nhận.
Chiếc dép da rơi tại hiện trường là cơ sở để truy tìm thủ phạm thì cơ quan điều tra không lấy làm vật chứng?
- Do điều tra, giám định không chứng minh được chiếc dép đó là của các bị cáo nên không đưa vào làm vật chứng.
* Có những lời khai khác nhau giữa các bị cáo và nạn nhân, tại sao không cho đối chất?
- Khi tất cả các bị cáo đều phản cung thì việc đối chất không còn ý nghĩa nữa, vậy nên không cho đối chất.
Ông thấy sao khi cả bốn bị cáo ra trước tòa đều phản cung, một mực kêu oan và cho rằng họ đã bị ép cung, bức cung?
- Hằng ngày, hằng tuần, kiểm sát viên có đến kiểm tra chỗ giam giữ nhưng không nghe bị can, bị cáo phản ảnh những điều đó. Vậy nên việc bị cáo phản cung, kêu oan là quyền của bị cáo; còn việc các bị cáo bị ép cung, bức cung thì không có bằng chứng.
VINH HÀ thực hiện

Ý kiến bạn đọc:


  • 3/22/2011 11:20:58 AM
    Theo tôi, những người đại diện cho pháp luật hãy làm đúng lương tâm và trách nhiệm của mình. Đừng để oan trái cho những người vô tội. Ông trời có mắt cả đấy, làm mà vô lương tâm thì đời con đời cháu phải trả giá. Xin những người hiểu rõ luật pháp hãy đứng ra tìm hiểu và can thiệp để tìm ra lẽ phải, làm cho dân tin....
    NGOC MAI
  • 3/18/2011 11:21:34 AM
    Không thể hiểu nổi đến một người dân bình thường văn hóa thấp khi nghe câu chuyện cũng nhận thấy những điểm vô lí trong cáo trạng, mà những người nắm giữ cán cân công lí lại không thấy. Quá nhiều sai sót trong việc buộc tội các bị cáo để rồi khi được chất vấn thì đưa ra những câu trả lời kiểu vô trách nhiệm không li lẽ. Cơ quan, những người có trách nhiệm ở đâu có nhìn thấy không khi dân tình đang "oán thán". Liệu đây có phải nhà nước mà chúng ta đang xây dựng, chúng ta đang gìn giữ. Liệu những người đứng lên chống phá chính quyền họ có lí do để làm như vậy?
    NGOCANH
  • 3/16/2011 3:57:16 PM
    Tôi thật sự buồn và thất vọng vì cách làm việc của những người cầm cân nãy mực. Vụ án có thể nói là án oan 90% nhưng những người có thẫm quyền lại mù mịt như vậy sao. Họ hãy coi lại cái mà họ được học ở trường lớp đào tạo ra họ đừng bao giờ làm ngơ công việc quyet định danh dự người khác như vậy. Có lẽ mấy ông nghĩ có quyền thì làm gì thì làm. Và đừng bao giờ nghĩ các ông là người định đoạt số phận người khác. Vì những người dân chúng tôi là người nuôi các vị .Chúng tôi đóng thuế để các vị làm điều lợi cho dân. Cuối cùng tôi mong hãy để ánh sáng công lý là thước đo cho trình độ và tri thức quý vị .
    TRẦN HỒNG NGHI
  • 3/11/2011 12:00:57 PM
    Những câu trả lời né tránh, không thuyết phục. Vụ án chưa điều tra rõ ràng đã kết tội. Liệu tên cướp đó có quan hệ thân thích gì với những người trong các cơ quan đó không? Không xử thì thôi, nếu làm thì phải có trách nhiệm và làm đúng chức trách của mình. Đừng có giải quyết theo cái kiểu cho qua chuyện. Phí phạm thời gian và để lại vết dơ cho người bị oan.
    CHUOT
  • 3/11/2011 11:22:12 AM
    Đọc vụ án xong, tôi nhớ lại 3 thanh niên trong vụ án hiếp dâm ở khu vực phía Bắc. Các vị đại diện cho pháp luật, cầm cân nảy mực hãy thật cẩn trọng vì QĐ của các vị có thể QĐ đến cuộc đời 1 con người, thậm chí đến cả sinh mạng của họ nữa. Đừng bao giờ vô cảm với nỗi đau của đồng loại, chắc chắn phải có uẩn khúc nào đó.
    NGUYỄN HÀ TRANG
  • 3/11/2011 10:49:17 AM
    Nếu phiên toà xử oan thì đề nghị truy tố những người có liên quan. Đây là công bằng vì biết luật mà vẫn phạm luật.
    HOÀNG HOA
    • 3/10/2011 2:45:22 PM
      Nếu thủ phạm không phải là 4 bị cáo, vậy thủ phạm đích thực đang làm gì? Có thể là hắn đang cười đắc chí vì đã qua mặt được quá nhiều người.
      HOÀNG
    • 3/10/2011 2:15:40 PM
      Đề nghị cho điều tra lại! Đề nghị lập hội đồng xét xử khác, xét xử lại hoàn toàn từ đầu.
      BẠN ĐỌC
    • 3/10/2011 12:56:13 PM
      Trong tình tiết vụ án và cách xét xử đã có nhiều tình tiết đáng ngờ và không rõ ràng. Phải chăng VKS đã có điều gì đó không được minh bạch? Còn cách nói và trả lời phỏng vấn của phó Viện Trưởng VKS tỉnh Thừa Thiên Huế cũng rất vô trách nhiệm "...
      - Chiếc dép da rơi tại hiện trường là cơ sở để truy tìm thủ phạm thì cơ quan điều tra không lấy làm vật chứng?.."
      - "Khi tất cả các bị cáo đều phản cung thì việc đối chất không còn ý nghĩa nữa, vậy nên không cho đối chất..." Đau lòng thay những câu nói này lại xuất phát từ một người giữ luật! Nếu đặt trường hợp bị can chính là anh em hay ruột rà của ông phó thì liệu ông có LÀM NGƠ và trả lời như vậy không?
      THANH NHÀN
    • 3/10/2011 11:29:17 AM
      Tôi là hội thẩm nhân dân thuộc đoàn hội thẩm tòa án nhân dân tỉnh A.. Khi đọc qua vụ án tôi nhận thấy có nhiều điều cần phải xem xét lại. Đành rằng kết quả điều tra là vậy, cáo trạng là vậy. Nhưng khi xét xử không thể dựa hoàn toàn vào cáo trạng mà hội đồng xét xử phải xem xét lại. Tại sao Bị cáo kêu oan? Trách nhiệm của người hội thẩm nhân dân trong trường hợp này cần được thể hiện.
      Với trách nhiệm là người đại diện nhân dân tại phiên tòa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. thì các hội thẩm cần phải lên tiếng. Viện kiểm soát đưa ra cáo trạng thì họ phải bảo vệ quan điểm của họ thôi. Trong trường hợp này luật sư tranh luận, vị công tố không trả lời vì ông ấy không trả lời được nên phải trả lời vậy thôi. Nếu xét xử thế này thì biết bao giờ mới hết oan sai?
      LE VAN THAU
    • 3/10/2011 10:35:51 AM
      Ai cũng thấy sự vô lý và bất công cho những nghi phạm trên. Tại sao viện kiểm sát không có câu đối chất? Tại sao không đưa ra được những bằng chứng thiết thực hơn mà đã vội đưa ra kết luận? Có phải chúng ta nên xem đằng sau sự việc còn có những sai trái gì? Sự thiếu trách nhiệm của những người đưa ra phán quyết làm cho những người tốt thành người mang tội? Như vậy sự công bằng nghiêm minh của luật pháp ở đâu?
      NGUYEN THI THUY THU
    • 3/10/2011 9:18:17 AM
      Đầu tiên tôi không bàn đến bị cáo có phạm tội hay không, nhưng ở đây tôi muốn nói đến vấn đề là những người thi hành pháp luật đã không hiểu hay là cố tình không biết là trong quá trình tiến hành điều tra là không được ép, mớm cung hay dùng những lời kích thích để điều tra và phải điều tra theo hướng có lợi cho bị cáo...
      Tôi đảm bảo rằng trong quá trình điều tra và lấy cung thì nếu điều tra viên không đánh đập, ép cung thì các đối tượng phạm tội không bao giờ khai... Nhưng phải xem xét rằng những thanh niên trên là đối tượng như thế nào? Nguyên nhân, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội... mà có hướng điều tra cho rõ ràng. Ở đây tôi thấy rằng điều tra viên muốn kết thúc cho xong vụ án. Sau khi vụ án xảy ra đúng ra khi bị hại trình báo thì công an xã phải có trách nhiệm đến hiện trường để xác minh, bảo vệ hiện trường, đằng này sau 12 ngày... Thật vô lý, vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng!
      Còn kiểm sát viên không tranh luận có hai nguyên nhân:
      1. Nghiệp vụ yếu.
      2. Đã biết là vụ án có vấn đề làm ngơ và trả lời cho qua. Việc ông Phó viện trưởng trả lời, kêu bị cáo chứng minh là có việc bị đánh đập bởi điều tra viên thì tôi cho rằng ông thừa hiểu chưa bao giờ bị cáo mà đi thưa cán bộ điều tra khi đang bị tạm giam. Luật sư nên giám đốc lại bản án thôi?
      BÙI MINH TRUNG
      • 3/9/2011 3:43:08 PM
        Không thể hiểu nỗi cách thức làm việc của cơ quan thực hành quyền hành pháp ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
        Không lẽ, bất kỳ một ai đã bị bắt, tạm giữ là đều có tội? Cái tội lớn nhất ở đây là mấy vị điều tra viên quá coi thường nhân thân, bằng chứng để chứng minh họ có tội hay không. Nếu những gì đúng với bài báo nêu thì tôi tin rằng vụ án "1.000 ngày oan trái" cách đây hơn 20 chục năm sẽ lặp lại.
        Là một công dân rất bình thường cũng thấy bức xúc cho sự vô cảm của vị Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại Tòa. Có lẽ, vị kiểm sát viên này thiếu trình độ về luật, thiếu trình độ trong công tác xét xử, hay thiếu tình người trong hành xử giữa con người với con người.
        Và hơn nữa, lại đáng trách đến ức lên nơi lồng ngực dành cho vị chủ tọa phiên tòa đã mặc nhiên kết luận, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Không lẽ sự thật không còn tại chốn công đường ở đây?!
        NGUYENNAM
      • 3/9/2011 3:07:05 PM
        Xin các bên liên quan hãy kiềm chế và cận thận. Tội phải xử nhưng oan phải minh. Những người có liên quan và có trách nhiệm hãy làm sáng tỏ việc này cho dân tin và cho dân phục. Xin cảm ơn!
        TRẦN HUÂN
      • 3/9/2011 12:00:20 PM
        Thật trớ trêu thay cho những con người lương thiện. Chỉ là một độc giả bình thường nhưng theo quan điểm của một sinh viên ngành luật, tôi có thể khẳng định rằng những con người đó thật sự bị oan. Kính mong các nhà chức tránh hãy làm rõ vấn đề này.
        PHƯƠNG THÚY
      • 3/6/2011 9:58:41 AM
        Chào phóng viên Vinh Hà, Tôi rất mong anh/chị tiếp tục theo dõi vụ án. Các vụ án, nhất là hình sự của nước ta đều gặp rất nhiều hạn chế: - Điều tra viên, công an làm việc không tròn nhiệm vụ, hay ép cung, mớm cung để mau chấm dứt vụ án. - Kiểm sát viên không tranh luận. - Thẩm phán không nghe tranh tụng, trừ phi là luật sư rất giỏi, hoặc có tiếng trong giới. Đó cũng là tình trạng chung rồi. Trong thời gian chờ Bộ Tư pháp, Toà án & VKSND tối cao can thiệp vào tình trạng này, chúng ta đành phải chờ các luật sư giỏi để giải quyết vụ việc này.
        Kính mong phóng viên Vinh Hà tiếp tục đưa tin về vụ án để giúp người dân giải quyết oan sai. Trong trường hợp vụ án vẫn tiến triển không tốt, có thể liên hệ với Hội luật sư. Có rất nhiều luật sư có thể đứng ra tranh tụng miễn phí. Coi như là một cách để luật sư làm từ thiện vậy.
        PHAN MINH QUANG
      • 3/1/2011 7:23:03 PM
        Đọc bài báo, mình thấy rất xúc động, thương cho những bậc làm cha mẹ, xin hãy điều tra thật rõ,đừng để những người trẻ bị oan ức...
        KIỀU VÂN
      • 3/1/2011 9:16:30 AM
        Đã quy theo luật thì không chối cãi, ai sai phạm thì cứ chiếu theo khung hình phạt để hành xử cho sát đáng,n guyên tắc vô áy náy. Nhưng luật cần phải xử đúng người đúng tội.
        HOÀNG VŨ
        • 3/1/2011 8:53:49 AM
          Xin VKS hãy nói lên tiếng nói của mình. Một phán quyết của tòa là quyết định cả một tương lai con người!
          LAN DA NANG